Nhà thờ Đức Bà Paris – niềm tự hào kiến trúc của những người dân nước Pháp

Năm 2019, cả thế giới không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối cho vụ cháy tại nhà thờ Đức Bà Paris. Đây là một biểu tượng công trình kiến trúc nổi tiếng trên toàn thế giới. Bởi vậy vụ cháy này quả là một sự mất mát lớn đối với toàn nhân loại khi đã mất đi một nét nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, độc đáo. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lại những nét đặc biệt, nổi bật trong kiến trúc của nhà thờ để lưu giữ mãi những hình ảnh đẹp nhất của công trình nổi tiếng này nhé! 

Lịch sử hình thành của nhà thờ Đức Bà Paris

Quá trình xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa giám mục của Tổng giáo phận Paris, tọa lạc trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine thơ mộng) của thành phồ Paris, Pháp.

Nhà thờ được bắt đầu khởi công từ năm 1160 dưới thời Tổng giám mục Maurice de Sully, phần lớn công trình được hoàn thành vào năm 1260. Quá trình xây dựng cụ thể như sau:
– 1163-1182: Xây dựng điện và hai hành lang chính diện
– 1182-1190: Xây dựng hai gian cuối, các gian bên và diễn đàn
– 1190-1225: Xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ
– 1225-1250: Xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ.
– 1350: Chính thức xây dựng xong.

nhà thờ đức bà paris
Nhà thờ Đức Bà Paris – Notre dame de Paris

Đây là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic, nhưng có sử dụng sáng tạo mái cong kiểu vòm có sườn và trụ bay, cửa sổ bông gió và kính màu ghép khổng lồ. Kết hợp cùng chủ nghĩa tự nhiên và trang trí điêu khắc phong phú. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt của công trình này với các phong cách kiến trúc Roman trước đó.
Kiến trúc Gothic là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa đời sau thời Trung cổ ở Tây Âu và thịnh hành cho đến thế kỷ 16. Kiến trúc này sử dụng các mái vòm nhọn, nhấn mạnh vào tính logic và ý nghĩa của các vòm cung nhọn.

Nhà thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất của của cả nước Pháp mang tính lịch sử, văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh đô ánh sáng này.

Biến cố, thử thách lịch sử

Tuy nhiên nó cũng đã trải qua không ít thăng trầm để có thể trở thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của nước Pháp như hiện nay. Vào những năm 1790, khi ngày càng có nhiều người bắt đầu lên tiếng phản đối nhà thờ vì nó được coi là nơi chỉ dành cho người giàu có, hoàng gia trong xã hội Pháp. Sự mâu thuẫn này ngày càng tăng lên, đỉnh điểm là khi đám đông người Pháp xông vào Nhà thờ và tuyên bố rằng nó không còn được sử dụng nữa. Họ cướp phá di tích, tranh vẽ và các đồ vật có giá trị. Hậu quả là 28 bức tượng bị chặt đầu, hầu hết cơ sở vật chất của nhà thờ đều bị phá hủy. Phải thật sự cho đến khi Napoléon tự tuyên bố mình là Hoàng đế nước Pháp và thực hiện nghi lễ đăng quang tại đây thì nhà thờ mới thực sự “yên bình”. Về sau này, khi cách mạng kết thúc, nhà thờ vẫn đứng sừng sững, hiên ngang ở đó mặc dù nó phải chịu bao nhiêu tổn thất, hư hỏng không đáng có.

notre dame de paris
Biến cố lịch sử đối với nhà thờ

Nét kiến trúc độc đáo của biểu tượng nghệ thuật nước Pháp

Nhà thờ Đức Bà Paris được coi là công trình kiến trúc Gothic đầu tiên của nước Pháp, mang những nét đặc trưng nhất của phong cách kiến trúc này. Vậy công trình này có điều gì đặc biệt mà nó lại được vinh danh lừng lẫy như vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nhà thờ Đức Bà có chiều dài 130 thước, chiều ngang 48 thước, chiều cao 35 thước, sức chứa lên tới 6.500 người. Mặt bằng hình chữ thập,gian giữa được nâng cao, xuyên qua và tháp của nó được vay mượn từ kiến trúc Roman thế kỷ 11. Những cột chống hình vòm bên ngoài được gọi là “trụ bay”. Những thứ này không được đưa vào kiến trúc ban đầu của toà nhà mà được đưa vào khi các vết nứt ở các bức tường mỏng phía trên do sức nặng của mái vòm. Ngoài ra, để xử lý các vết nứt này , hơn một chục trụ đỡ đã được xây dựng để chống lại lực đẩy ngang của mái vòm giữa. Nhà thờ cũng nổi tiếng với các bức tượng bên ngoài và các đầu tháp được bố trí xung quanh bên ngoài để làm giá đỡ cột phụ và đường ống thoát nước.

Nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là minh chứng cho những đóng góp chính của nghệ thuật Gothic đối với kiến trúc Thiên chúa giáo; nhà thờ vươn cao với cảm giác to lớn, nguy nga hơn, các cửa sổ kính màu của chúng cho phép phản chiếu nhiều ánh sáng hơn. Trên các ô cửa kính đó là những hình ảnh Kinh thánh, thêm những nét nghệ thuật cho nhà thờ. Vì vậy mà các ô cửa sổ bằng gỗ của gian giữa nhà thờ được mở rộng hơn vào thế kỷ 13.

Mặt tiền phía sau của nhà thờ được trang trí bằng một khối điêu khắc đá, đặc biệt là xung quanh cổng trung tâm. Thiết kế mặt tiền cân bằng độ thẳng đứng của tòa tháp đôi (mỗi tháp cao 69 mét) với dải ngang của các phòng trưng bày được trang trí. Điều này tạo ra một độ cao phía tây đơn giản nhưng mạnh mẽ, tạo một nét nghệ thuật độc đáo cho kiến trúc của nhà thờ. Các cổng xuyên suốt của nhà thờ cũng được trang trí với kiến trúc điêu khắc phù điêu, cửa phía nam có các cảnh trong cuộc sống của Thánh Stephen cùng với các vị thánh địa phương khác. Còn các đồ trang trí xung quanh cửa phía bắc mô tả thời kỳ sơ sinh của Chúa Kito và câu chuyện về Thánh Theophilus.

nhà thờ đức bà paris
Thiết kế độc đáo bên trong nhà thờ

Nhà thờ được coi là trung tâm diễn ra các sự kiện quan trọng của nước Pháp như lễ đăng quang của hoàng gia, đám cưới…Hòn đảo mà nhà thờ được xây dựng cũng là hòn đảo tự nhiên cuối cùng còn sót lại trên dòng sông Seine – đảo Île de la Cité. Nhà thờ nằm ở trung tâm của Paris, nơi “mọi con đường đều dẫn đến nhà thờ”. Ngày nay có một điểm đánh dấu phía trước nhà thờ đóng vai trò là “vị trí số 0”, thể hiện nhà thờ thực sự là “trái tim” của thành phố Paris này.

Điều đặc biệt trong vật liệu được sử dụng trong nhà thờ Đức Bà Paris

Vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris chủ yếu là đá vôi, gỗ, sắt và chì. Đá vôi được sử dụng là Lutetian Limestone – cùng loại đã được xây dựng cho lâu đài Versailles.

Chất liệu gỗ được sử dụng trong nhà thờ thật sự khiến người ta phải kinh ngạc bởi sự chắc chắn của chúng. Theo ghi nhận thì sự chắc chắn này đã gây không ít khó khăn cho những người thợ khi thi công công trình thế kỷ này. Phần lớn mái nhà của nhà thờ đều được làm bằng gỗ nhưng chưa baao giờ có trường hợp côn trùng xâm nhập như mối, mọt hoặc chúng bị suy yếu theo thời gian. Đặc biệt hơn là trong vụ hỏa hoạn năm 2019 vừa rồi, nhiều phần gỗ hoàn toàn không bị hư hại. Đây vẫn là một sự kinh ngạc cho giới nghiên cứu từ trước tới nay về nguồn gốc cũng như cách xây dựng, bảo quản chất liệu gỗ đặc biệt này.

nhà thờ đức bà paris
Phần mái gỗ đặc biệt của nhà thờ Đức Bà Paris

Đá vôi trong nhà thờ thực sự được trộn với các hạt sắt để giúp tăng cường và củng cố các khối đá. Chì được sử dụng chủ yếu trên trần nhà. Vì vậy mà cũng vào trận hỏa hoạn năm đó, phần trần nhà đã rất dễ dàng bị tan chảy và sụp đổ.

Nhà thờ Đức Bà Paris với văn học

Ngoài các giá trị về biểu tượng kiến trúc của nhân dân Paris ra thì Nhà thờ còn được biết đến qua tác phẩm văn học kinh điển của cố nhà văn Victor Hugo – Thằng gù nhà thờ Đức Bà. Tác phẩm được ra đời vào năm 1831. Vừa khi ra mắt, nó đã gây được tiếng vang rất lớn trong giới văn học nói riêng và tât cả nhân loại nói chung. Tác phẩm được yêu mến rộng khắp trên cả thế giới và cho đến tận ngày nay, nó vẫn giữ nguyên giá trị ý nghĩa đó. Nhân vật gã gù trong câu chuyện như đại diện cho nét văn hóa kiến trúc gothic vậy. Sự phán xét và lòng căm ghét của người dân đối với gã gù như tấm gương phản chiếu cách người Ba Tư vào thời điểm đó nhìn xuống một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp. Họ không thể nhìn thấy được vẻ đẹp của chúng.

Nhà thờ Đức Bà Paris được thể hiện qua tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Victor Hugo

Trong tác phẩm, Victor Hugo để nhân vật gã gù ẩn náu trong nhà thờ Đức Bà như một lựa chọn chiến lược để tăng cường sự quan tâm của mọi người đến nhà thờ nhiều hơn. Vì vào thời điểm đó, cũng giống như các tòa nhà gothic cũ khác đang bị phá bỏ, nhà thờ cũng nằm trong đống đổ nát. Khi câu chuyện của Hugo được trở nên phổ biến, mọi người mới bắt đầu quan tâm đến việc sửa chữa và cải tạo nhà thờ. Vào những năm 1844 – 1864, đã có rất nhiều sự đầu tư, trùng tu nhà thờ. Các chóp và bốt được cải tạo, linh vật Gargoyles được thêm vào nhà thờ, tạo nên một nét riêng biệt, độc đáo.

nhà thờ đức bà Paris
Linh vật Gargoyles bảo về nhà thờ

Năm 2019, ngọn lửa nhấn chìm cả một di tích văn hóa

Vào năm 2019, cả thế giới đã bàng hoàng khi hay biết tin nhà thờ Đức Bà Paris đã xảy ra hỏa hoạn, hầu như các bộ phận của công trình đều bị phá hủy. Đây được coi là một sự mất mát lớn đối với người dân nước Pháp nói riêng cũng như toàn thể nhân loại nói chung. Sau vụ cháy đó, phần lớn kiến trúc của nhà thờ đều bị bư hỏng nặng vì hầu hết các vật liệu của nó đều rất dễ cháy.

nhà thờ đức bà Paris
Đám cháy hủy hoại công trình nhà thờ nổi tiếng vào năm 2019

Những nỗ lực xây dựng lại nhà thờ sau đó đã được gấp rút triển khai. Thậm chí Tổng thống Pháp Macron đã tổ chức một cuộc thi thiết kế để khôi phục lại những thiệt hại của nhà thờ. Tuy nhiên đã có rất nhiều cuộc tranh luận xảy ra xung quanh vấn đề này. Có người cho rằng chúng ta không thể dùng các vật liệu hiện đại để tái tạo lại vẻ đẹp lịch sử của nhà thờ. Nhưng cũng có người cho rằng các loại vật liệu hiện nay sẽ càng giúp nhà thờ được an toàn hơn, tránh các sự cố đáng tiếc như vừa rồi. Các chất liệu gỗ hiện nay có thể chống cháy và bền lâu vô cùng. Một số mỏ đá vôi cũ khác cũng có thể được khai thác trở lại để tái tạo lại các bức tượng.

Ý nghĩa cho thế hệ sau này từ Nhà thờ Đức Bà Paris (The meaning of Notre dame de Paris)

Từ việc nhà thờ bị phá hủy, bị cướp bóc, rồi được xây dựng lại, được yêu, bị ghét, bị đốt cháy rồi lại được xây dựng lại. Rồi cho đến việc nhà thờ được xây dựng trên tàn tích cổ xưa trong một thời gian dài bị lãng quên. Ở thế kỷ 21, chúng ta đang xây dựng lại nó vì mục đích phục hồi và bảo tồn. Điều này cho chúng ta thấy sự quan tâm đến việc bảo tồn quá khứ trong thời đại hiện nay là vô cùng cần thiết. Các giá trị văn hóa, lịch sử là vô giá mà chúng ta cần bảo tồn. Nó là chứng nhân lịch sử, đã trải qua biết bao thăng trầm, chúng xứng đáng có được một giá trị cao quý hơn. Việc trân trọng quá khứ, bảo tồn các di tích lịch sử chính là gìn giữ những giá trị của cha ông ta cho thế hệ sau này. Để chúng ta tương lai biết rằng, thế giới đã có một lịch sử phát triển hào hùng, đáng giá biết bao! Từ đó chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy chúng nhiều hơn.

nhà thờ Đức Bà Paris
Ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao của nhà thờ Đức Bà Paris đối với thế hệ sau này

Kết luận

Nhà thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của toàn thể người dân nước Pháp. Nó là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của toàn thể người dân Pháp nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Vì vậy chúng ta cần có trách nhiệm bảo tồn công trình lịch sử này thật tốt. Bạn hãy đến tham quan di tích lịch sử này một lần, chắc chắn nó sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *