Xử lý nhà vệ sinh bị thấm không khó với 2 cách hiệu quả này

Bạn đang gặp tình trạng nhà vệ sinh bị ngấm nước nhưng không biết cách xử trí ra sao. Bạn đang lo lắng vì nhà vệ sinh của mình thường xuyên ẩm ướt, gây nên những khó chịu trong sinh hoạt. Vậy thì bạn đừng nên bỏ qua bài viết này với 2 cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm vô cùng hiệu quả sau đây nhé.

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm

Hiện nay tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột không còn quá hiếm gặp. Tình trạng này được ghi nhận xảy ra ở nhiều nơi, nhiều loại hình nhà ở chung cư, nhà phố, nhà cấp 4,…Nguyên nhân được chỉ ra là do từ khâu thiết kế, thi công hoặc do các hoạt động sử dụng nhà vệ sinh. Chúng đều là những nguy cơ dẫn đến tình trạng công trình phụ này bị thấm ẩm.

Sau đây là một số nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm phổ biến thường gặp:

  • Nhà vệ sinh là khu vực gần với hệ thống đường cấp thoát nước nhất. Vì vậy nó sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
  • Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày tại nhà vệ sinh này cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước. Vì do các hoạt động này đều liên quan và cần sử dụng đến nguồn nước.
  • Yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Thêm vào đó độ ẩm trong không khí khá cao nên sẽ gây nên các vấn đề về thấm dột.
  • Công trình nhà vệ sinh không có giải pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm trước đó. Hoặc có thể công trình chống thấm này không có chất lượng tốt, dẫn đến tình trạng thấm nước này.
  • Quá trình thi công trước đó không đạt chất lượng, gây nên phát sinh thấm dột cho công trình.
nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh bị thấm

Hậu quả của việc nhà vệ sinh bị thấm

Nếu các bạn không có những biện pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả và kịp thời thì sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề.

  • Hư hỏng kết cấu nhà vệ sinh: Thấm dột là một trong những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng công trình xây dựng, gây nên sự xuống cấp nhanh chóng. Các vết nứt bong tróc của bê tông có thể gây nên nguy hiểm cùng những bất tiện trong qus trình sinh hoạt.
    Khi nước bị ngấm trên trần, tường nhà vệ sinh có thể làm hỏng gạch, nứt tường, trần của công trình. Điều này sẽ phá vỡ kết cấu của chúng và gây hự hại nghiêm trọng.
  • Mất đi tính thẩm mỹ: Đây chính là hậu quả rõ rệt nhất của việc không xử lý nhà vệ sinh bị thấm. Từ những vết nứt trên tường bởi sự co ngót bê tông do tác động thời tiết cho đến các vết ố vàng, rêu mốc đều sẽ gây nên sự mất mỹ quan, thẩm mỹ cho nhà vệ sinh.
    Các vết loang nước, màu sơn sẽ bị nhạt dần. Ngoài ra, sơn tường bị bong tróc cũng sẽ gây nên sự không thoải mái cho gia chủ về tính thẩm mỹ của công trình.
  • Làm giảm tuổi thọ của các đồ vật trong nhà vệ sinh: Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà sẽ gây nên những mối nguy hiểm tiềm tàng. Những ổ điện, thiết bị điện âm tường nếu bị ngấm nước lâu ngày sẽ dễ bị hư hỏng. Ví dụ như bóng đèn, bình nóng lạnh,…sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu các thiết bị điện này bị ẩm ướt sẽ gây nên các sự cố chạm mạch, cháy nổ, điện giật vô cùng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Môi trường nhà vệ sinh là một trong những khu vực được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy nếu một môi trường ẩm mốc lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Những vết mốc, vi khuẩn phát tán trong không khí có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt mẫn cảm với người già và trẻ nhỏ.
Hậu quả của nhà vệ sinh bị thấm
Hậu quả nghiêm trọng mà nhà vệ sinh bị thấm gây nên

Những vị trí thường bị thấm trong nhà vệ sinh

Do các nguyên nhân trên mà thường có 4 vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng thấm dột. Đó là:

  • Cổ ống đi xuyên sàn vệ sinh
  • Chân tường, nơi tiếp giáp giữa san và tường
  • Khu vực hộp chứa những đường ống kỹ thuật như ống cấp thoát nước, ống chữa cháy và hệ thống điện cáp viễn thóng
  • Sàn bê tông tại nhà tắm

Đây đều là những vị trí quan trọng. Vì vậy khi xảy ra tình trạng thấm dột sẽ gây nên sự khó chịu vô cùng trong quá trình sinh hoạt của gia đình. Bởi vậy khi bất kỳ khu vực nào gặp tình trạng này thì hãy xử lý ngay đế tránh gây nên sự nguy hiểm, bất tiện các bạn nhé.

Cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo

Cách 1: Xử lý bằng màng chống thấm

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn phương pháp xử lý bằng màng chống thấm. Phương pháp này có thể chia ra làm 2 giải pháp như sau:

  • Thứ nhất: Dùng màng tự dính
  • Thứ hai: Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh

Có thể nói đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt với hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Bởi vì vậy với những không gian có nguy cơ dễ thấm dột như nhà vệ sinh thì đây là những phương án tối ưu nhất. Chúng có thể mang lại rất nhiều những ưu điểm như:

  • Hiệu quả ngăn nước, chống thấm dột tốt
  • Thời gian sử dụng dài lâu
  • Thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng
Nguyên lý chống thấm Các bước xử lý nhà vệ sinh bị thấm
Nguyên lý của cách xử lý này là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để chất nhựa này hóa lỏng và thấm dần đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó sẽ trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng này.
  • Bước 1: Đầu tiên cần vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm. Gia chủ cần đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay dầu mỡ bám vào. Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại sao cho bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
  • Bước 2: Sau đó sử dụng đèn khò khí ga để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm
  • Bước 3: Tiếp theo là quét lớp lót Primer gốc Bitum lên bề mặt để chống thấm
  • Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý rằng đốt chất lỏng đến đâu thì sẽ lăn màng đến đó để đảm bảo màng bitum được trải đều và đạt chất lượng tốt nhất
  • Bước 5: Tiếp tục tại những chỗ cổ ống nước cần được dán kỹ để tránh nước bị thấm quanh cổ ống. Để đạt được chất lượng tốt nhất thì gia chủ nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị rò nước.
  • Bước 6: Tại các chân tường thì nên được dán cao khoảng 15 – 20cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn khe hở gây thấm dột.
  • Bước 7: Cuối cùng, sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì nên tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xử lý nhà vệ sinh bị thấm theo phương pháp màng chống thấm này.

Cách 2: Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng Sika

Trên đây là cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng màng. Bên cạnh đó cũng có cách chống thấm bằng hóa chất như Flintkote hay Sika,…Đây là những loại vật liệu chống thấm dạng lỏng, có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể để liên kết vững chắc cho công trình.
Phương pháp xử lý thứ hai này có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp bằng màng chống thấm:

  • Hiệu quả xử lý chống thấm tối ưu, lâu bền
  • Dễ dàng thi công thực hiện
  • Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng với công trình
  • Độ bền cao, chất lượng tốt
  • Tiết kiệm chi phí
Vật liệu xử lý Quy trình xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng Sika
  • Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi: Sikatop Seal 107
  • Chất chám khét nhe đàn hồi: Sikaflex Construction
  • Vữa trám khe gạch: Sika Tile Grout
  • Keo vữa dán gạch nền nhà: Sikatilebond Gp
  • Vữa rót không co ngót: Sikagrout 214-11
  • Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt. Cần đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không dính dầu mỡ hay tạp chất gì.
    Nếu gia chủ có yêu cầu về tạo dốc thì thi công Sika Latex TH trên bề mặt bê tông. Hỗn hợp này được pha với tỉ lệ 1:1 với nước và trộn với bê tông.
  • Bước 2: Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống nước thoát sàn nhà vệ sinh
  • Bước 3: Tiếp theo rót vữa Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sika Construction AP trước đó. Chú ý rằng trước khi thi công Sikatop Seal 107 thì nên để cho bề mặt phải bão hòa nước nhưng không được đọng nước.
  • Bước 4: Trộn Sikatop Seal 107. Bạn đổ từ từ thành phần bột vào chất lỏng được chứa trong một thùng sạch. Sau đó dùng khoan điện để trộn đều lên với tốc độ chậm. Khi thi công Sikatop Seal 107 thì lớp 1 trát bằng tay hoặc bằng cọ với định mức là 2kg/m2/lớp. Tiếp tục chờ trong khoảng 4 giờ để lớp này khô rồi tiến hành quét lớp 2. Bạn chờ khoảng 12 giờ để lớp thứ 2 khô. Sau đó là đến bước thi công ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp.
  • Bước 5: Thi công gạch ốp, lát nền nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp. Bạn dùng 5 phần Sikatilebond Gp với 1 phân nước theo định lượng hướng dẫn. Sau đó trộn đều bằng tay. Nếu với khối lượng lớn thì nên dùng bằng cần trộn điện ở tốc độ thấp. Tiếp theo bạn tiến hành thi công bay răng cưa cắt chữ “V” cho gạch nhỏ, còn hình vuông cho gạch lớn. Lưu ý những chỗ vừa mới dán gạch bằng chất kết dính thì không nên tiến hành trám khe trong vòng ít nhất la 24 giờ. Nếu ở nơi ít hút nước hoặc không bị xốp thì thời gian chờ đợi sẽ kéo dài ra tối thiểu là 3 ngày.
  • Bước 6: Thi công trám khe gạch bằng Sikatile Grout
    Bạn cho bột vào nước sạch và trộn cho đến khi đạt được độ sệt sệt, không bị lợn cợn. Sau đó bạn dùng chổi, bàn chải hay miếng bọt biển để đưa vữa vào bên trong khe khô. Tiếp theo bạn dùng mẩu gỗ bé để nén vữa xuống khe. Tiếp tục đó dùng miếng bọt biển ẩm để bỏ hết vữa dư thừa trên mặt gạch. Cuối cùng khi mặt sàn đã khô thì lấy miếng vải khô để đánh bóng lại.
Các nguyên liệu cần có khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng hóa chất
Các nguyên liệu cần có khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng hóa chất

Lưu ý khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm mà bạn nên biết

Trước khi thực hiện xử lý nhà vệ sinh bị thấm thì gia chủ nên tiến hành đánh giá, kiểm tra hệ thống đường nước để biết được tình trạng hiện tại. Từ đó có thể đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất.

Các vị trí cần kiểm tra trước khi xử lý chống thấm nhà vệ sinh:

  • Mặt sàn nhà vệ sinh: Do bề mặt sàn thường được lát gạch nên nếu trong trường hợp việc lát không được kín, độ dốc không được đảm bảo cho nước thoát nhanh hoặc có vị trí nào đó bị hỏng hóc thì đây đều là những hạng mục quan trọng cần làm để xử lý nhà vệ sinh bị thấm.
  • Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Nếu trong quá trình thi công khiến cho miệng cống không được đảm bảo thì nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình gây nên tình trạng thấm dột này.
  • Hệ thống đường ống nước: Bạn hãy kiểm tra xem nó có bị rỏ rỉ hay nứt vỡ không nhé. Đây cũng có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấm dột.
  • Nước mưa: Nước mưa cũng có thể gây nên tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước. Nước mưa thấm từ bên ngoài vào qua chân tường. Điều này sẽ đe dọa đến sự thông thoáng, khô ráo của toàn bộ ngôi nhà chứ không riêng nhà vệ sinh các bạn nhé.
Đánh giá tình trạng trước khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm
Lưu ý nên kiểm tra, đánh giá tình trạng công trình trước khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Kết luận

Trên đây là 2 cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm vô cùng hiệu quả. Với 2 cách xử lý này đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng hộ gia đình khác nhau. Vì vậy bạn có thể xem xét để đưa ra sự lựa chọn đúng nhất nhé. Chúng tôi mong rằng với những thông tin trên, các bạn có thể khắc phục, phòng ngừa tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột này. Nếu các bạn có bất kỳ phản hồi nào về các thông tin trên thì xin vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn nhanh nhất nhé.

Kinh nghiệm thiết kế nội thấtthiết kế nội thất biệt thự➖thi công nội thất phòng trẻ em➖➖➖➖➖thi công nội thất phòng trẻ em➖
  • Nội thất TH Home với tiêu chí:
  • Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
  • Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
  • Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
  • Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm
  • Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Tham khảo nhiều mẫu thiết kế và sản phẩm tại địa chỉ: https://thhome.vn

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất hoặc dịch vụ thi công nội thất trọn gói xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage:TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *