[Giải đáp] Rằm tháng 7 là tết gì? Cách cúng, các nghi thức quan trọng nhất

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng với người Việt. Trong ngày này, những gia đình thường bày biện mâm lễ cúng để tri ân, báo hiếu với bố mẹ, tổ tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằm tháng 7 là tết gì? Cùng TH Home tìm hiểu về ngày rằm tháng 7 cũng như cách cùng rằm trong bài viết sau đây. 

Rằm tháng 7 là tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa? Tại sao rằm tháng 7 quan trọng?

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra nhiều nước ở châu Á với những ý nghĩa khác nhau. 

Rằm tháng 7 là ngày tết gì – Tết Trung Nguyên

Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng 7 thuộc tiết Trung Nguyên, được gọi là Ngày Ma (hồn người chết). Nguồn gốc của ngày này bắt nguồn từ tên gọi của tháng 7 được biết đến là tháng Ma (Quỷ Nguyệt). Ý nghĩa của ngày này đó là bày tỏ lòng tôn kính đối với những linh hồn tổ tiên đã qua đời. 

Vào ngày rằm tháng 7, người chết được cho là về thăm những người sống. Khi đó, cõi thiên đàng, địa ngục và cõi người sống mở cửa. Các tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các lễ nghi để chuyển hóa và giải oan khổ cho người quá cố. 

rằm tháng 7 là tết gì
Rằm tháng 7 là tết Trung Nguyên

Rằm tháng 7 là tết gì – Lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông). Ý nghĩa của ngày này để nhắc nhớ con cái luôn tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ và tổ tiên. 

Ngày lễ này xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Mục Kiền Liên chăm chỉ tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời từ lâu nhưng ông vẫn luôn nhớ đến mẹ nên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời để tìm mẹ. Thấy mẹ gặp nhiều nghiệp ác phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở nên ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. 

Tuy nhiên, do đói lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông đã dùng một tay che bát cơm của mình đi để các cô hồn khác không đến tranh cướp. Vì thế, thức ăn vừa đưa lên miệng đã biến thành lửa đỏ. Mục Liên thấy vậy đau lòng nên tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ.

Phật khuyên rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Cách duy nhất để cứu mẹ là nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là thời gian thích hợp để cung thỉnh chư tăng, về nhà sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. 

Nghe theo lời Phật, mẹ của Mục Liên được giải thoát, Phật răn dạy: “chúng sinh ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng nên theo cách Vu – Lan – Bồn – Pháp này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan bắt đầu được lan truyền rộng rãi và được mọi người thờ cúng. 

Ngày lễ Vu Lan là dịp để con cháu báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ ở kiếp này và ông bà tổ tiên ở kiếp trước. Trong những ngày này, mọi người thường thực hiện nghi thức cài áo với bông hồng và thả đèn hoa đăng. Họ cùng nhau cầu nguyện công đức, mong muốn những điều tốt đẹp, an lành đến với ông bà, bố mẹ. 

Rằm tháng 7 là lễ vu lan
Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan, là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến công lao của ông bà, cha mẹ, tổ tiên

Rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân

Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 còn được biết đến là ngày Xá Tội Vong Nhân. Trong ngày này, cửa ngục sẽ được mở, ban ân xá cho vong nhân. Lễ cúng rằm tháng 7 còn được gọi là lễ cúng Cô Hồn, được thực hiện vào buổi chiều và dành cho các vong linh không có nhà cửa, không nơi nương tựa. Đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa Ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh về cảnh giới an lành. 

Tháng cô hồn tức tháng 7 âm lịch, dân gian thường cho rằng đây là tháng không may mắn, cần kiêng kị nhiều điều. Dân gian khuyến khích ăn chay, thường xuyên làm việc thiện để tích đức may mắn, tránh những điều xui xẻo. 

Ngày rằm tháng 7 Xá Tội Vong Nhân đã trở thành nghi thức truyền thống quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Ngày này mang ý nghĩa cung cấp thức ăn, mong cầu cho những vong hồn vất vưởng không nơi hương khói sớm được siêu thoát. Từ đó thể hiện lòng nhân ái, cứu khổ, giúp đỡ những người khốn khó đúng với đạo lý tốt đẹp của người Việt. 

rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân
Rằm tháng 7 là ngày Xá Tội Vong Nhân thể hiện lòng nhân ái, cứu khổ

Cách cúng rằm tháng 7 như thế nào?

Dù ngày rằm tháng 7 là tết gì, là ngày Tết Trung Nguyên, lễ Vu Lan hay ngày Xá Tội Vong Nhân thì ngày này cũng rất quan trọng và được tổ chức linh đình. Vậy cách cúng rằm tháng 7 như thế nào là đúng nhất?

Thời gian cúng rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 năm 2023 rơi vào thứ 4 ngày 30/8 Dương lịch. Thời gian 

Rằm tháng 7 tức ngày 15/7 Âm lịch. Ngày này còn được gọi là: ngày Xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ Vu Lan, mùa Báo hiếu, Tết Trung nguyên. Rằm tháng 7 năm nay rơi vào thứ 4 ngày 30/8/2023 theo Dương lịch.  

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất nên thực hiện vào ban ngày, trong khoảng 11-12 giờ trưa. Khoảng thời gian này là lúc Thổ thần mở cửa để các vong linh người thân thụ lộc mà không bị cô hồn, dã quỷ quấy rầy. 

Khi thực hiện lễ cúng cô hồn trong ngày rằm tháng 7, thời gian cúng tốt nhất là vào buổi chiều tối. Nên cúng trong khoảng thời gian từ 17 giờ đến 19 giờ (giờ Dậu). Việc cúng rằm vào ngày nào không yêu cầu quá khắt khe, tuy nhiên lễ cúng cô hồn nên diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 15/7 Âm lịch. 

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7

Ở phía trên, bạn đã tìm hiểu rằm tháng 7 là tết gì, vậy chuẩn bị mâm cơm cúng cho ngày tết này như thế nào, gồm những gì? Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên và mâm cúng thị thực. Mỗi lễ cúng sẽ chuẩn bị lễ vật khác nhau nhưng phổ biến thường là:

  • Mâm cơm cúng Phật: ngũ quả, cơm chay, xôi, canh nấm, rau củ xào
  • Mâm cơm cúng thần linh: trái cây, bình hoa, xôi, bánh chưng, gà luộc, trà, rượu,…
  • Mâm cơm cúng gia tiên: hoa quả, lễ cúng chay hoặc mặn như: xôi, gà luộc, thịt hầm, trà rượu, nhang đèn, vàng mã,…
  • Mâm cơm cúng cô hồn: trong mâm cơm cúng này cần chuẩn bị: muối, gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, bỏng ngô, kẹo bánh, tiền lẻ, nhang, đèn hoặc nến. 

Lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng cô hồn, bạn nên chuẩn bị mâm cơm chay. Không nên cúng đồ mặn bởi như vậy có thể khơi dậy lòng tham, sân si ở các vong hồn.

mâm cơm cúng rằm tháng 7
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ

>>>Mời bạn đọc: [Hướng dẫn] Chuẩn bị lễ vật cúng sao Thái Bạch giải hạn vận xui 2023

Ý nghĩa của cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 là một nghi thức quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ đến những người đã khuất, cầu siêu cho vong linh được siêu thoát.

Cúng rằm tháng 7 có nhiều ý nghĩa khác nhau, bao gồm:

  • Thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Rằm tháng 7 là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Việc cúng rằm tháng 7 thể hiện sự nhớ ơn, tri ân của con cháu đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, tổ tiên.
  • Cầu siêu cho vong linh: Người Việt Nam quan niệm rằng, tháng 7 âm lịch là tháng của cô hồn, là lúc các vong linh không nơi nương tựa, lang thang vất vưởng được phép trở về dương gian. Việc cúng rằm tháng 7 là dịp để con cháu cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát, không còn phải chịu cảnh khổ đau.
  • Cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình: Con cháu tin rằng, việc cúng rằm tháng 7 sẽ giúp cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Cúng rằm tháng 7 là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nó thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời thể hiện mong muốn cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

ram-thang-7-1
Cúng rằm tháng 7 là để siêu thoát vong linh, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên

>>>Đọc thêm: [Giải đáp] Tháng 8 âm lịch ngày nào tốt năm 2023 đại cát, đại lợi?

Cần lưu ý những gì khi cúng rằm tháng 7?

Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 là tết gì cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Khi chuẩn bị và tiến hành lễ cúng, bạn nên lưu ý những điều sau để có lễ cúng đúng và trang nghiêm:

  • Đặt mâm cơm cúng Phật ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. 
  • Nếu không thể chuẩn bị đồ chay cho mâm cơm cúng Phật, gia chủ chỉ cần chuẩn bị nước, hoa quả và bình hoa tươi. 
  • Khi bày biện mâm cơm cúng gia tiên, các món như gà luộc, xôi, bánh chưng được đặt lên trước các món ăn khác. Bánh chưng bóc hết lá rồi giữ nguyên, không cắt thành miếng nhỏ.
  • Mâm cơm cúng chúng sinh được đặt ở ngoài sân, trước cửa nhà, không bày biện phô trương, không chứa đồ mặn. 
  • Nên ăn mặc chỉnh tề khi thực hiện lễ cúng
lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 cần sự chu đáo, cẩn thận

>>>Có thể bạn quan tâm: Cúng động thổ xây nhà gồm những gì? Cách cúng, nghi thức

Không nên làm gì vào tháng 7 âm lịch để tránh tai ương?

  • Không nên đi chơi đêm một mình: Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm mà ma quỷ lang thang khắp nơi. Vì vậy, đi chơi đêm một mình sẽ khiến bạn dễ gặp phải những điều không may mắn.
  • Không nên đi ra ngoài đường vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) và vào buổi tối muộn: Giờ Ngọ là giờ mà các vong hồn hoạt động mạnh nhất. Vì vậy, đi ra ngoài đường vào giờ này sẽ khiến bạn dễ gặp phải những điều không hay.
  • Không nên treo chuông gió ở đầu giường: Chuông gió là vật dụng có thể thu hút âm khí. Treo chuông gió ở đầu giường sẽ khiến bạn dễ gặp phải ác mộng và có thể bị quấy nhiễu bởi các vong hồn.
  • Không nên nhặt tiền rơi trên đường: Theo quan niệm dân gian, tiền rơi trên đường có thể là tiền của người âm. Nhặt tiền rơi trên đường sẽ khiến bạn dính vận xui và có thể bị quấy nhiễu bởi các vong hồn.
  • Không nên phóng sinh động vật: Theo quan niệm dân gian, phóng sinh động vật là việc tốt. Tuy nhiên, phóng sinh động vật vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến bạn dính vận xui.
  • Không nên ăn thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, cá chép: Theo quan niệm dân gian, những loại thịt này là thức ăn của các vong hồn. Ăn thịt những loại này vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến bạn gặp điều xui xẻo.
  • Không nên làm những việc đại sự như cưới hỏi, làm nhà, chuyển nhà, mua xe: Theo quan niệm dân gian, những việc đại sự này cần phải được thực hiện vào thời điểm thích hợp. Làm những việc này vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến bạn gặp tai ương và có thể gặp phải những điều không may mắn.
  • Không nên sát sinh: Sát sinh là việc làm xấu xa. Sát sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến bạn dính vận xui.
  • Không nên nói những lời tục tĩu, chửi bới: Nói những lời tục tĩu, chửi bới có thể khiến bạn bị các vong hồn quấy nhiễu.
  • Không nên cãi vã, tranh chấp: Cãi vã, tranh chấp sẽ khiến bạn gặp phải những điều không may mắn.
  • Không nên đi đường nhìn ngó lung tung: Đi đường nhìn ngó lung tung sẽ khiến bạn dễ gặp phải những điều không hay.
  • Không nên đi đường một mình vào ban đêm: Đi đường một mình vào ban đêm sẽ khiến bạn dễ gặp phải những điều xấu.
ram-thang-7-2
Không nên đi 1 mình vào đêm muộn trong tháng 7 Âm lịch

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến những điều sau để tránh rước vận xui vào mình vào tháng 7 âm lịch:

  • Thường xuyên thắp hương, cầu siêu cho người thân đã khuất: Thắp hương, cầu siêu cho người thân đã khuất sẽ giúp họ được siêu thoát và không quấy nhiễu bạn.
  • Làm việc thiện, tích đức: Làm việc thiện, tích đức sẽ giúp bạn tích lũy công đức và tránh được những điều không may mắn.

>>>Xem thêm: Ý nghĩa các loại sao chiếu mệnh? Tuổi gặp sao chiếu mệnh 2023?

Một số câu hỏi liên quan?

Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào?

Rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày 15 âm lịch tháng 7, rơi vào ngày 30/8 Dương lịch.

Rằm tháng 7 của người Tày có gì đặc biệt?

Với dân tộc Tày, Nùng, rằm tháng 7 là dịp để những cô gái đã xuất giá sẽ về nhà thăm cha mẹ ruột. Với tên gọi là “Pây Tái”, ngày này con rể, con gái sẽ đem lễ vật về biếu tặng, thăm hỏi bố mẹ để tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục.

Rằm tháng 7 tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, Rằm tháng 7 có thể gọi là Ghost Festival.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “rằm tháng 7 là tết gì? Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 cũng như chuẩn bị lễ cúng ngày này một cách chu đáo, vẹn toàn nhất.

Đừng quên theo dõi Nội thất TH Home để cập nhật thêm nhiều tin tức phong thủy, nội thất hữu ích nhé.

>>>Xem thêm các bài liên quan:

———————————————

Nội thất TH Home với tiêu chí:

  • Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
  • Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
  • Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
  • Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm.
  • Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Nếu bạn có nhu cầu, cần tư vấn về dịch vụ thiết kế nội thất  thi công nội thất xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *