Kiến trúc sư mách bạn 8 thông tin quan trọng về Gỗ Veneer

Nếu bạn nghe thấy thuật ngữ gỗ Veneer và ngay lập tức nghĩ đến đồ nội thất giá rẻ, mỏng, phẳng thì đã đến lúc bạn nghĩ lại! Gỗ Veneer là một lựa chọn vật liệu tuyệt vời cho nhiều đồ nội thất do vẻ ngoài đẹp mắt và sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại veneer gỗ khác nhau để tạo ra một không gian tinh tế nhất nhé!

1. Gỗ Veneer là gì?

Gỗ Veneer là gì? Thực chất gỗ Veneer được tạo thành từ một lớp mỏng của gỗ tự nhiên. Sau đó nó được liên kết với một vật liệu nền composite ổn định như HDF, MDF, MFC,….

Các ván gỗ tự nhiên được lạng mỏng với độ dày từ 0.6 – 3mm (khoảng 2/8 inch). Sau đó chúng sẽ được dán lên một lớp gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ Veneer. Do có bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên nên chúng có vẻ ngoài không quá khác biệt so với gỗ thật.

Tại sao lại có gỗ Veneer? Tại sao không sử dụng luôn gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên? Veneer là sự cộng hưởng, hài hòa của nhu cầu về 2 loại gỗ này. Chúng vừa có giá thành hợp lý của gỗ công nghiệp, vừa có giá trị thẩm mỹ của gỗ tự nhiên. Ngoài ra, một tấm gỗ tự nhiên có thể tạo ra nhiều ván gỗ Veneer nên đây là một giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang bị khai thác quá nhiều. Vì vậy mà dẫn đến nguy cơ các loại gỗ quý bị cạn kiệt.

Gỗ Veneer là gì?
Gỗ Veneer là gì?

2. Quy trình tạo nên gỗ Veneer

Giai đoạn 1: Lạng Veneer

Có 2 khái niệm mà các bạn cần phân biệt: gỗ Veneer và Veneer. Veneer chỉ là lớp phủ bề mặt bên trên gỗ Veneer. Chúng chính là những tấm gỗ tự nhiên được bào mỏng để dán trên cốt gỗ công nghiệp. Chúng còn có tên gọi khác là bề mặt Veneer. Bởi vậy giai đoạn đầu tiên cần chuẩn bị là chuẩn bị tấm Veneer này.

Sau khi các khối gỗ tự nhiên được mang về sẽ được đem đi sấy hoặc luộc, ngâm. Sau đó chúng sẽ được lạng mỏng thành những ván gỗ có độ dày khoảng từ 0.6 – 3mm. Về cách lạng này cũng có rất nhiều phương pháp để tạo nên những tấm bề mặt Veneer tùy theo mong muốn của nhà sản xuất. Hiện nay có 5 cách lạng Veneer phổ biến như sau:

  • Bóc lệch tâm
  • Bóc khối phần tư
  • Bóc tròn
  • Cắt phẳng
  • Cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm
Những cách lạng Veneer phổ biến hiện nay
Những cách lạng Veneer phổ biến hiện nay

Giai đoạn 2: Sản xuất gỗ Veneer

  • Bước 1: Đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Những cơ sở sản xuất chất lượng thường không phơi tấm Veneer dưới ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao vì có thể sẽ gây các lát gỗ bị cong vênh, giòn hoặc dễ gãy.
  • Bước 2: Lăn keo dán lên cốt gỗ như MDF, MFC,…Loại keo được sử dụng phổ biến là UF, có thành phần chính là NH4CL để gắn Veneer vào cốt gỗ. Loại keo này không gây độc hại và khả năng kết dính tốt, đóng rắn nhanh và không thấm nước.
  • Bước 3: Ghép Veneer vào tấm cốt gỗ. Thông thường sẽ có 2 cách ép là sử dụng máy ép nguội hoặc máy ép nóng.
  • Bước 4: Xử lý bề mặt, đánh bóng cho nhẵn mịn. Thợ thi công sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn này.
  • Bước 5: Kiểm tra sản phẩm hoàn thành. Sau khi đã hoàn thiện tấm gỗ Veneer, trước khi đi phân phối trên thị trường cần kiểm tra lại xem sản phẩm đã đạt chất lượng yêu cầu hay chưa.

3. So sánh gỗ Veneer, gỗ đặc, Melamine và Acrylic

Loại gỗ Ưu điểm Nhược điểm
Gỗ Veneer
  • Gỗ Veneer ít bị mối mọt.
  • Ngoài ra loại gỗ này còn có thể thiết kế thành nhiều hình dáng, mẫu mã khác nhau. Vì veneer mỏng hơn nhiều so với gỗ đặc, nó cho phép thiết kế và sắp xếp các miếng gỗ linh hoạt hơn mà gỗ rắn không thể đạt được.
  • Nội thất gỗ Veneer chất lượng tốt cũng rất ổn định. Điều này là do ván lạng được dán vào một lớp gỗ nền ổn định. Vì vậy bề mặt không dễ bị cong vênh hoặc nứt nẻ.
  • Chống ẩm mốc khá tốt
  • Giá thành hợp lý hơn so với gỗ tự nhiên
  • Gỗ veneer có thể bị phồng rộp, tách lớp hoặc bong tróc ở các cạnh nếu không được xử lý cẩn thận. Tuy nhiên, điều này cực kỳ dễ dàng để ngăn chặn bằng cách sử dụng thảm mỗi bữa ăn hoặc vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ Veneer của bạn sạch sẽ thường xuyên.
Gỗ đặc
  • Đồ nội thất bằng gỗ đặc rất bền và trong nhiều trường hợp thì nó rất dễ sửa chữa. Điều này bao gồm bất kỳ thứ gì từ vết xước, hình mờ, vết lõm và vết bẩn. Bạn có thể chà nhám nhẹ với giấy nhám mịn để xử lý các vết đánh dấu.
  • Vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng và đẳng cấp sẽ là điều chắc chắn mang lại cho không gian ngôi nhà của bạn
  • Cực kỳ thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng
  • Độ bền lâu năm
  • Đồ nội thất bằng gỗ thật có thể dễ bị tách vỡ. Điều này thường chỉ xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt do đồ nội thất bằng gỗ thật có thể giãn nở và co lại khiến nó bị tách ra theo thớ. Sự thay đổi nhiệt độ có thể khiến các bề mặt gỗ tự nhiên bị cong vênh.
Gỗ Acrylic
  • Đặc tính sáng bóng , bóng gương, phẳng mịn nên mang tới giá trị thẩm mỹ vô cùng cao trong nội thất. Đặc biệt, loại vật liệu này thường được sử dụng trong các phong cách như Hiện đại, Tối giản,…
  • Dễ lau chùi, vệ sinh do bề mặt nhẵn mịn. Do vậy đảm bảo không gian nhà bạn sẽ luôn sạch sẽ, thông thoáng
  • Bảo vệ lớp cốt gỗ bên trong do có khả năng chống ẩm, chống thấm
  • Thân thiện với môi trường do có thể tái sử dụng lại nhiều lần.
  • Màu sắc đa dạng, nhiều họa tiết đẹp mắt để gia chủ có thể lựa chọn, phù hợp với nhiều sở thích, yêu cầu khác nhau
  • Dễ trầy xước
  • Giá thành cao hơn so với các lớp phủ khác như phủ sơn, melamine,…
  • Nhiệt độ nóng chảy là 160 độ C. Bởi vậy không phù hợp trong những môi trường có nhiệt độ quá cao
Melamine
  • Thẩm mỹ tốt: Gỗ Melamine có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn của khách hàng.
  • Khả năng chống trầy xước tốt, chống thấm nước bề mặt
  • Không bị phai màu dưới tác động của thời tiết
  • Không bị co ngót
  • Dễ dàng thi công, chế tạo, lắp đặt
  • Khó khăn khi thi công những sản phẩm uốn lượn, cong phức tạp do có độ cứng chắc, không dẻo
  • Không có độ bền bằng so với gỗ tự nhiên
  • Không có khả năng chống nước chỉ có khả năng chống ẩm mốc

Tham khảo Tư vấn kiến thức về các loại gỗ công nghiệp cụ thể, chính xác

4. Các loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay

Veneer óc chó

Gỗ Veneer óc chó như tên gọi của nó được cấu thành từ chất liệu gỗ óc chó tự nhiên và cốt gỗ công nghiệp. Loại gỗ này có thể nói là loại Veneer được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Chúng có giá trị thẩm mỹ khá cao cũng như độ bền, tuổi thọ cũng ở mức cao. Hệ vân gỗ óc chó từ lâu đã nổi tiếng với những hình dáng uốn lượn đa dạng. Thêm vào đó là màu nâu trầm ấm tạo vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng. Bởi vậy đây là một dòng gỗ chiếm được nhiều cảm tình của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là một dòng gỗ nhập khẩu nên chúng có giá thành khá cao. Bởi vậy mà dòng Veneer óc chó này là một sự lựa chọn thay thế hợp lý bởi giá thành phải chăng hơn.

Gỗ Veneer óc chó được ưa chuộng hơn cả trong nội thất
Gỗ Veneer óc chó được ưa chuộng hơn cả trong nội thất

Veneer sồi

Tương tự với Veneer óc chó, Veneer sồi cũng là được cấu tạo từ gỗ sồi tự nhiên cùng với cốt gỗ công nghiệp. Chất liệu gỗ sồi tự nhiên có hệ vân thẳng hoặc ngang. Đi kèm với đó là tông màu nâu thiên đỏ hoặc đen vô cùng ấn tượng. Loại Veneer này có bề mặt nhẵn mịn, sáng bóng vô cùng thích hợp với những phong cách hiện đại hoặc tối giản. Thêm vào đó, khả năng chống mối mọt, ấm mốc, không bị cong vênh cũng là một điểm cộng vô cùng lớn. Đặc biệt, gỗ Veneer sồi có thể tạo ra những đường cong uốn lượn. Vì vậy gia chủ có thể tùy thích thiết kế hình dáng với những món đồ nội thất từ loại gỗ này theo sở thích của bản thân.

Gỗ Veneer sồi
Veneer gỗ sồi mang đến cảm giác ấm cúng mà vẫn vô cùng thanh lịch

Veneer xoan đào

Veneer xoan đào được nhận xét là đẹp hơn so với gỗ xoan đào tự nhiên bởi chúng được ghép vởi những miếng gỗ mỏng, không có sâu mắt nên vân rất thẳng và đều nhau.
Gỗ Veneer xoan đào cũng có khả năng chống mối mọt, cong vênh dưới tác động của thời tiết. Thêm vào đó giá thành của loại gỗ Veneer này cũng khá hợp lý và phải chăng so với những loại gỗ khác nên có thể nói đây cũng là một sự lựa chọn mà gia chủ có thể cân nhắc cho căn nhà của mình.

Gỗ Veneer xoan đào
Veneer xoan đào giá thành hợp lý, vẻ đẹp hài hòa

Veneer tần bì

Gỗ Veneer tần bì có đặc điểm khá mềm, dễ dàng thi công sản xuất. Ngoài ra nó có thể chịu được các tác động của thời tiết để không bị co giãn hoặc cong vênh. Màu sắc của Veneer tần bì thường có tông nâu khá nhạt hoặc gần như là trắng. Vân gỗ thẳng, mặt gỗ thô đều nhau.
Giá thành của loại gỗ này khá hợp lý so với những dòng Veneer khác. Đặc biệt, gỗ tần bì có một mùi hương rất dễ chịu, thư giãn. Khi tần bì đã đến một số lượng tuổi nhất định, chúng sẽ có mùi hương thu hút, lôi cuốn vô cùng.

Gỗ Veneer tần bì
Gỗ Veneer tần bì với những ưu điểm vượt trội trong ứng dụng nội thất

5. Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất

Tủ bếp gỗ Veneer

Có thể nói tủ bếp là món đồ nội thất được sử dụng nhiều loại gỗ Veneer này nhất. Do đặc tính chống ẩm cũng như chịu nhiệt khá tốt nên môi trường nhà bếp khá phù hợp với dòng vật liệu này. Ngoài ra tông màu nâu gỗ trầm ấm cũng là một trong những khuyến cáo của các chuyên gia về màu sắc nên sử dụng trong phòng bếp. Thêm vào đó đặc tính chống cong vênh khi va đập sẽ đảm bảo tủ bếp của bạn luôn bền đẹp theo thời gian. Trong đó Veneer óc chó, xoan đào hay sồi là được ưa chuộng hơn cả.

Tủ bếp gỗ Veneer
Tủ bếp gỗ Veneer được nhiều gia chủ yêu thích

Sàn gỗ

Sàn gỗ thay vì sàn đá, gạch hiện nay đang trở thành một xu hướng. Với khả năng chống trơn trượt, chống bám bụi hiệu quả thì ngày càng có nhiều hộ gia đình sử dụng loại sàn này. Trong đó sàn gỗ Veneer là một sự lựa chọn không tồi đâu các bạn nhé. Nó vừa có chất lượng ưu việt của gỗ công nghiệp, vừa có vẻ ngoài hài hòa của gỗ tự nhiên. Bạn có thể cân nhắc về loại sàn này cho ngôi nhà của mình nhé.

Sàn gỗ Veneer
Gỗ Veneer cũng được ứng dụng phổ biến cho sàn nhà

Giường ngủ

Giường ngủ gỗ Veneer vừa có vẻ đẹp tự nhiên, thư thái, vô cùng phù hợp với không gian phòng ngủ. Các kiến trúc sư khi bố trí phòng ngủ đều cố gắng tối giản để tạo ra không gian thông thoáng, góp phần tạo nên giấc ngủ ngon và sâu hơn. Vì vậy, vẻ ngoài mộc mạc mà vẫn tinh tế của gỗ Veneer chắc chắn sẽ làm hài lòng kể cả những gia chủ khó tính.

Giường ngủ gỗ Veneer đem đến những giấc ngủ an lành
Giường ngủ gỗ Veneer đem đến những giấc ngủ an lành

Tủ quần áo

Gỗ Veneer sẽ bảo vệ quần áo của bạn khỏi mối mọt và ẩm mốc. Lớp cốt gỗ đã được xử lý kỹ càng ngăn cho sự tác động của nấm mốc. Cùng với đó là lớp phủ Veneer gỗ tự nhiên tạo thêm một lớp bảo vệ nữa, tạo nên những trải nghiệm hài lòng khi sử dụng của khách hàng.

Tủ quần áo gỗ Veneer
Tủ quần áo gỗ Veneer bảo vệ trang phục của bạn khỏi mối mọt

Kệ tivi

Tại phòng khách, thông thường kệ tivi sẽ được sử dụng chất liệu gỗ Veneer này. Kệ tivi với dòng gỗ này mang nét đẹp tuy đơn giản nhưng tinh tế và nhẹ nhàng. Nó sẽ góp phần mang đến sự sang trọng và thanh lịch cho một căn phòng khách nên có.

Bên cạnh những món đồ nội thất thường được sử dụng gỗ Veneer như trên thì cũng có một số món đồ khác như kệ trang trí, tap đầu giường, tủ rượu,…cũng được sử dụng dòng chất liệu này. Bạn có thể cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để lựa chọn vật liệu chính xác và phù hợp nhất nhé.

Kệ tivi gỗ Veneer
Kệ tivi gỗ Veneer đơn giản mà lịch lãm

Tham khảo thêm về Nội thất gỗ công nghiệp – ấn tượng không gian sống của bạn

6. Cách làm sạch và bảo quản đồ nội thất gỗ Veneer

Làm thế nào để làm sạch đồ gỗ Veneer bị vấy bẩn?

  • Khi làm sạch bề mặt gỗ Veneer, cho dù đó là bàn ăn hay tủ bếp, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một miếng vải mềm, ẩm, không quá ướt. Để có kết quả tốt nhất, hãy lau theo chiều của thớ gỗ. Khi bạn đang cố gắng xử lý những vết cứng đầu hơn do thức ăn và đồ uống gây ra, hãy thoa một chút nước rửa chén nhẹ lên vải và vẫn lau lại theo hướng vân gỗ nhé.
  • Cố gắng phủi bụi cho các món đồ nội thất của bạn thường xuyên bằng một miếng vải mềm và khô để giữ cho bề mặt của chúng luôn trông đẹp nhất. Sau đó, để làm sạch nhanh, bạn có thể xịt lên bề mặt gỗ một lớp nước lau kính amoniac nhẹ và lau bằng khăn giấy. Khi làm sạch, tránh sử dụng bất kỳ chất đánh bóng đồ nội thất nào có chứa sáp hoặc silicone. Nếu bạn sử dụng chúng, sáp có thể tích tụ trên đồ nội thất bằng veneer và theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng có màu đục và không đồng đều. Trong khi đó, silicon sẽ để lại một lớp cặn trắng khó coi làm hỏng lớp hoàn thiện của đồ nội thất.
  • Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra những gì trong sản phẩm tẩy rửa bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn. Chắc chắn rồi, bạn không bao giờ được sử dụng bất kỳ loại chất tẩy rửa hoặc vải ăn mòn nào trên bề mặt gỗ. Dùng các chất tẩy rửa mềm và vải sạch để không làm hỏng bề mặt nhé.
vệ sinh đồ gỗ Veneer
Hướng dẫn cách vệ sinh đồ gỗ Veneer đúng cách

Xử lý đồ gỗ Veneer bị trầy xước như thế nào?

Nếu có bất kỳ vết xước nào xuất hiện trên đồ nội thất bằng gỗ Veneer của bạn, đừng lo lắng! Trong nhiều trường hợp, điều này có thể được xử lý bằng một số thủ thuật tự phục hồi đồ nội thất. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo làm sạch ván lạng của bạn bằng xà phòng nhẹ và một ít nước để loại bỏ bụi bẩn, sáp hoặc cặn silicone.
Đối với các vết xước nhỏ, hãy thử sử dụng chất đánh bóng đồ gỗ chất lượng cao để che đi các vết xước đó trên bề mặt đồ gỗ. Để làm điều này, bạn hãy chà xát chất đánh bóng bằng một miếng vải mềm cho đến khi không còn nhìn thấy vết xước. Đối với những vết xước hoặc vết khoét sâu hơn, có nhiều bộ dụng cụ sửa chữa đồ nội thất sẽ giúp lấp đầy và tô màu bất kỳ vết lõm hoặc vết khoét nào. Bạn chỉ cần đảm bảo đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và kiểm tra trước trên một bản vá nhỏ để chắc chắn!

Cách bảo quản đồ nội thất gỗ Veneer

Khi nói đến việc bảo quản gỗ Veneer của bạn, có 3 điều chính bạn cần phải để ý và cố gắng tránh. Đó chính là ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm.
  • Cách tránh tác hại của ánh nắng mặt trời: Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, màu sắc của đồ nội thất bằng gỗ Veneer của bạn có thể bị phai. Điều này cực kỳ dễ dàng để ngăn chặn bằng cách không đặt đồ nội thất bằng gỗ trước cửa sổ hoặc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nếu đó bạn không thể thực hiện điều đó do thiết kế hoặc bố trí của căn nhà, bạn có thể bảo vệ nội thất của mình bằng rèm hoặc phim UV.
  • Cách tránh thiệt hại do ẩm: Nếu bạn làm đổ bất kỳ chất lỏng nào lên bàn ăn bằng gỗ Veneer, hãy cố gắng lau sạch chất lỏng này càng sớm càng tốt. Nếu để lại, chất lỏng có thể thấm qua veneer và làm bong lớp keo khỏi bề mặt. Bạn không nên sử dụng miếng bọt biển vì nó có thể làm lan rộng chất lỏng. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng khăn giấy hoặc khăn sạch. Tốt nhất bạn nên sử dụng đế lót ly dưới ly để tránh đọng nước từ đồ uống. Nó có vẻ nhỏ, nhưng các vòng nước có thể gây hỏng lớp ván lạng bằng cách phá hủy lớp sơn hoàn thiện và thay màu sắc của nó.
  • Cách tránh tác động do nhiệt độ: Điều quan trọng là bạn phải bảo vệ mặt bàn gỗ Veneer vì nhiệt hoặc hơi nước có thể làm lỏng lớp keo giữ Veneer với bề mặt bên dưới theo thời gian. Điều này thực sự dễ dàng tránh được bằng cách bạn hãy sử dụng miếng lót và đế lót ly hoặc bát đồ ăn mỗi bữa. Bạn cần tránh đặt đĩa và bát thẳng từ lò nướng lên mặt bàn bằng gỗ Veneer vì sẽ làm hỏng bề mặt. Một tấm thảm cách nhiệt sẽ giúp bảo vệ bề mặt loại gỗ này rất tốt.
bảo quản gỗ Veneer
Khi bảo quản đồ gỗ nội thất Veneer nên tránh các tác nhân như ánh nắng, độ ẩm và nhiệt độ

7. Veneer An Cường – tên tuổi đã được khẳng định trên thị trường

Chắc hẳn mọi người đã không còn quá xa lạ với công ty sản xuất, phân phối gỗ công nghiệp An Cường. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, An Cường đã khẳng định được tên tuổi, vị thế hàng đầu của mình trên thị trường với hàng loạt sản phẩm nổi trội như Melamine, Acrylic, Laminate,…Trong đó chúng ta cũng không thể không kể đến Veneer An Cường.

An Cường là đơn vị tiên phong ở Việt Nam cung cấp dòng sản phẩm gỗ lạng Veneer cao cấp được nhập khẩu từ Ý. Cùng với đó là công nghệ dán Veneer cũng được chuyển giao từ công ty tại Ý có hơn 70 năm bề dày kinh nghiệm. Với kỹ thuật, máy móc tối tấn đem đến những sản phẩm chất lượng tối ưu.

Hiện nay, An Cường có tới 9 dòng gỗ Veneer đa dạng bao gồm óc chó, sồi, Cherry, gỗ Mun,…Mỗi dòng gỗ này lại có rất nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng khác nhau. Từ đó có thể đem đến đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng với từng phong cách, từng không gian nhà ở khác nhau.

Gỗ Veneer An Cường
Gỗ Veneer An Cường đã khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường

8. TH Home – đối tác lâu năm của An Cường

TH Home tự hào khi là đơn vị hợp tác lâu năm của công ty An Cường nói chung và Veneer An Cường nói riêng. Công ty đã có hơn 10 năm hợp tác cùng đơn vị này trong tất cả các dự án. Có thể nói, An Cường là nguồn vật liệu duy nhất của công ty về các sản phẩm gỗ công nghiệp.

Trong quy trình làm việc của TH Home, chúng tôi luôn dành ra một khoảng thời gian để cùng khách hàng tới tham quan trực tiếp showroom của An Cường để tham khảo, lựa chọn vật liệu. Từ đó khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan và an tâm hơn về chất liệu mà mình sử dụng. Không chỉ vậy, công ty cũng luôn xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc của các dòng gỗ sử dụng trong dư án với khách hàng. Đó là quy trình minh bạch, rõ ràng mà TH Home luôn hướng tới.

Xin mời các bạn cùng tham quan showroom cùng TH Home – đơn vị Review uy tín của An Cường

Kết luận

Trên đây là 8 thông tin chi tiết, chính xác về dòng gỗ Veneer. So với gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên thì có thể nói đây là một dòng vật liệu xứng đáng để gia chủ cân nhắc cho không gian nhà ở của mình. Chúng tôi mong rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu hơn về chất liệu này và có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất. Nếu các bạn có bất kỳ phản hồi nào về những thông tin trên thì xin vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé.
Kinh nghiệm thiết kế nội thấtthiết kế nội thất biệt thự➖thi công nội thất phòng trẻ em➖➖➖➖➖thi công nội thất phòng trẻ em➖
  • Nội thất TH Home với tiêu chí:
  • Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
  • Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
  • Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
  • Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm
  • Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Tham khảo nhiều mẫu thiết kế và sản phẩm tại địa chỉ: https://thhome.vn

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất hoặc dịch vụ thi công nội thất trọn gói xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage:TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *