[Giải đáp] Chất liệu MDF là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng trong nội thất?

Chất liệu gỗ tự nhiên luôn được ưa chuộng bởi độ bền và tính thẩm mỹ nhưng chi phí lại khá cao. Chính vì thế, chất liệu MDF là lựa chọn thay thế tốt nhất. Vậy chất liệu MDF là gì? Ưu nhược điểm của chất liệu này và tính ứng dụng của chúng ra sao. Cùng TH Home tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây. 

Chất liệu MDF là gì?

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. Trong thực tế, MDF là tên gọi chung của 3 loại sản phẩm khác nhau thuộc ván ép bột sợi. 

MDF là chất liệu có độ nén chặt cao cùng tỷ trọng trung bình. Có thể phân biệt các loại chất liệu MDF dựa trên thông số cơ vật lý, độ dày và cách xử lý bề mặt. 

chất liệu mdf là gì
Chất liệu MDF là chất liệu có độ nén chặt cao cùng tỷ trọng trung bình được sử dụng nhiều trong nội thất

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp có thành phần từ các bột sợi gỗ nhỏ (75%), chất kết dính (10-15%) và khoảng 1% chất phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, paraffin wax, bột độn vô cơ. Chất liệu gỗ MDF thường được sử dụng trong nội thất, mang đến không gian nhà ở hiện đại. Có hai loại gỗ MDF thường gặp đó là gỗ MDF thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. 

Ván MDF là gì?

Ván MDF là loại ván được làm từ những tấm gỗ MDF. Các tấm gỗ này trải qua quá trình ép thành sợi, kết dính với nhau bằng keo UF tại thành một tấm ván có kích thước phù hợp. Độ dày, chất lượng của các tấm ván phụ thuộc vào mục đích ứng dụng chúng trong nội thất. 

Bề mặt ván MDF phẳng, khá nhẵn, có thể sơn hoặc dán các chất liệu khác lên. Ván có độ bền cao nên không gặp phải tình trạng cong vênh hay mối mọt trong khi sử dụng. Tuổi thọ của ván MDF có thể lên tới 10-15 năm nếu được sử dụng đúng cách. 

Phân loại chất liệu MDF thường gặp

Là một chất liệu được sử dụng thường xuyên trong nội thất nhưng có nhiều chất liệu MDF khác nhau tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng và đặc điểm của mỗi loại. 3 loại gỗ MDF thường gặp đó là:

  • Ván gỗ MDF thông thường: thường có màu trắng, có giá thành rẻ, bề mặt gỗ thường được phủ sơn PU hoặc Melamine, Laminate để mang lại vẻ đẹp cho nội thất. 
  • Gỗ MDF chống ẩm: được trang bị thêm lớp sáp để chống nước, thường được dùng làm tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, nhà tắm,…
  • Ván gỗ MDF chống cháy: được gia công để làm giảm khả năng bắt lửa của chất liệu
phân loại chất liệu mdf
Phân loại chất liệu MDF tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng và đặc điểm của mỗi loại

Lớp phủ bề mặt gỗ MDF

Khi tìm hiểu chất liệu MDF là gì, nhiều người sẽ nhắc đến lớp phủ bề mặt của loại gỗ này. Vậy lớp phủ bề mặt tấm gỗ này có những loại nào? Theo đó, thường có 5 loại lớp phủ bề mặt được ứng dụng thường xuyên trên chất liệu này. 

  • Phủ Melamine: có khả năng chống mối mọt xâm nhập, chống nước, chống tác động của hóa chất đối với các sợi gỗ ép bên trong. Tuy nhiên, lớp phủ này ép trực tiếp lên cốt gỗ nên ván MDF phủ Melamine khó uốn cong. 
  • Phủ Laminate: có khả năng chống mối mọt, hạn chế cong vênh. Lớp phủ này có nhiều màu sắc, tính thẩm mỹ cao, dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép. Tuy nhiên có thể xảy ra tình trạng bong tróc, phồng rộp nếu không được xử lý tốt.
  • Phủ Veneer: màu sắc, vân gỗ MDF phủ Veneer có độ sinh động, tinh tế gần giống với gỗ tự nhiên, chi phí thi công thấp. Tuy nhiên, lớp phủ này có khả năng chịu nhiệt kém, dễ trầy xước khi thi công. 
  • Phủ Acrylic: lớp phủ có màu hoặc trong suốt, bền bỉ, bóng mịn, tạo cảm giác sang trọng, chịu nhiệt, chống tia cực tím tốt. Tuy nhiên, giá thành của chất liệu MDF phủ Acrylic khá cao.
  • Phủ sơn bệt: bám tốt trên bề mặt gỗ, khó bong tróc, dễ lau chùi, tuổi thọ từ 10-15 năm. Tuy nhiên, để sản xuất gỗ MDF phủ sơn bệt mất rất nhiều thời gian, bề mặt sản phẩm cũng dễ bị trầy xước. 
lớp phủ bề mặt gỗ mdf
Có 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF thường được sử dụng

Quy trình sản xuất chất liệu MDF là gì?

Để có được thành phần là một tấm gỗ hoặc ván MDF thì chất liệu này phải trải qua khá nhiều giai đoạn, công nghệ sản xuất. Có hai quy trình phổ biến thường được dùng để sản xuất chất liệu MDF đó là: quy trình khô và quy trình ướt. Cụ thể từng quy trình như sau:  

Quy trình khô:

  • Gỗ đã thu hoạch được mang đi nghiền vụn sau đó trộn chung với keo và các phụ gia trong máy trộn và sấy sơ qua. 
  • Sau khi trộn đều, bột sợi được áo keo, trả thành các tầng với kích thước theo yêu cầu của nhà sản xuất. 
  • Ván MDF được đưa qua máy ép gia nhiệt, ép đi ép lại nhiều lần để làm nước trong ván bốc hơi, keo kết dính, tạo thành tấm gỗ MDF. 
  • Kết thúc quá trình ép, cắt bỏ phần dư thừa, xử lý chà nhám bề mặt. 

Quy trình ướt:

  • Bột gỗ được phun nước làm ướt kết vón thành dạng vảy. 
  • Bột gỗ được đưa lên mâm ép, bắt đầu quá trình ép gỗ đầu tiên đến khi đạt được độ dày sơ bộ. 
  • Sau đó, gỗ được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt hai mặt và đẩy nước đưa ra ngoài tạo thành gỗ công nghiệp MDF.
  • Gỗ sau khi hoàn thiện được chà nhám và phân loại. 

>>>Xem thêm: Cập nhật báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp

Ưu nhược điểm của chất liệu MDF là gì?

Nội thất sử dụng chất liệu MDF được nhiều người ưa chuộng khi thiết kế thi công nội thất hiện nay. Vậy ưu nhược điểm của chất liệu này là gì mà được nhiều người yêu thích sử dụng như vậy.

Ưu điểm

  • Không cong vênh, không co ngót sau một thời gian sử dụng như gỗ tự nhiên nên chất liệu này thích hợp sử dụng trong điều kiện thời gian nhiệt đới ẩm tại Việt Nam.  
  • Bề mặt chất liệu khá nhẵn, phẳng, mềm mịn nên có thể thi công dễ dàng, nhanh chóng
  • Có thể ứng dụng nhiều lớp phủ khác nhau trên bề mặt chất liệu MDF giúp tăng tính thẩm mỹ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 
  • Thi công nhanh chóng, dễ dàng, màu sắc đa dạng, mang lại tính thẩm mỹ cao
  • Giá thành rẻ hơn với với những loại gỗ tự nhiên
ưu điểm của chất liệu mdf
Gỗ MDF có nhiều ưu điểm vượt trội được ưa chuộng trong thiết kế thi công nội thất

Nhược điểm

  • Độ dẻo dai của gỗ không tốt như các loại gỗ khác nên khó để uốn cong khi thi công
  • Không thể điêu khắc hay chạm trổ nhiều như các loại gỗ tự nhiên bởi chất liệu gỗ MDF làm từ các sợi gỗ ép
  • Bị giới hạn về độ dày nên cần phải ghép nhiều tấm gỗ lại với nhau nếu thi công những đồ nội thất có độ dày cao. 

>>>Xem thêm: Tiết lộ những bí mật về đồ nội thất gỗ công nghiệp

Tính ứng dụng của chất liệu MDF trong nội thất là gì?

Với những ưu điểm nổi bật, gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nội thất. Vậy, những món đồ nội thất có thể sử dụng chất liệu MDF là gì?

  • Giường ngủ gỗ MDF: chất liệu này phù hợp với nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển đến hiện đại nên chúng được nhiều người lựa chọn trọng việc thiết kế giường ngủ.
  • Tủ quần áo gỗ MDF: chất liệu này có khả năng chống ẩm nên rất thích hợp trong sản xuất tủ quần áo. Chất liệu dễ uốn nắn nên có thể thi công thành nhiều kiểu dáng khác nhau với màu sắc đa dạng. 
  • Bàn gỗ chất liệu MDF: chất liệu MDF gỗ phủ melamine hay acrylic luôn được nhiều người yêu thích khi sản xuất bàn ăn, bàn gỗ. Chất liệu này mang đến tính thẩm mỹ cũng như kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. 
  • Tủ gỗ MDF: nhờ sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng cùng độ bền cao, chống mối mọt nên chất liệu này được ứng dụng nhiều trong sản xuất tủ gỗ
ứng dụng của chất liệu MDF
Chất liệu MDF được ứng dụng nhiều trong sản xuất, thi công nội thất

>>Xem thêm: Thiết kế nội thất gỗ công nghiệp có gì đặc biệt?

Kết luận

Vậy là bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu chất liệu MDF là gì cũng như ưu nhược điểm và tính ứng dụng của chúng trong quá trình sản xuất, thi công nội thất. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn chọn lựa được vật liệu phù hợp với không gian sống của mình và tôn lên vẻ thẩm mỹ, cá tính riêng của gia chủ. 

>>>Xem thêm các bài liên quan:

———————————————

Nội thất TH Home với tiêu chí:
– Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
– Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
– Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
– Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm.
– Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất hoặc dịch vụ thi công nội thất trọn gói xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage:TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *