Thiết kế giếng trời đẹp không khó với những lưu ý sau

Bạn đang loay hoay với thiết kế giếng trời sao cho đẹp? Bạn đang cần tìm hiểu những kinh nghiệm để xây dựng, bài trí giếng trời cho ngôi nhà của mình? Vậy thì đừng nên bỏ qua bài viết này với những thông tin cụ thể, chi tiết. Với những kinh nghiệm này, một khu vực giếng trời đẹp mắt, thuận tiện và hợp lý sẽ được mang đến cho bạn.

Định nghĩa thiết kế giếng trời

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ mái nhà xuống tầng trệt với mục đích lấy gió, lấy sáng vào bên trong căn nhà.
Hiện nay khi các tòa nhà cao tầng ngày càng được xây dựng nhiều khiến cho tình trạng ô nhiễm ánh sáng, không gian bị bí bách. Bởi vậy mà giếng trời được coi là một giải pháp giải quyết được những vấn đề này.

Tuy nhiên, do giếng trời này được thiết kế thông từ trên xuống dưới nên sẽ liên quan đến toàn bộ ngôi nhà. Bởi vậy khi xây dựng gia chủ sẽ cần rất cẩn thận để hợp lý hóa không gian. Hơn nữa, đây sẽ là không gian có một khoảng hở ra bên ngoài môi trường nên cũng sẽ cần những lưu ý để tránh xảy ra các trường hợp hỏng hóc theo thời gian. Vì vậy gia chủ cần thiết kế giếng trời trước để có thể tính toán được một cách khoa học và hợp lý với ngôi nhà của mình.

Định nghĩa thiết kế giếng trời
Thiết kế giếng trời tạo nên điểm ấn tượng cho không gian ngôi nhà

Thiết kế giếng trời có thể hiểu là các KTS sẽ cân nhắc, tính toán cho gia chủ một không gian giếng trời hợp lý, phù hợp với ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, họ sẽ dự trù được những trường hợp có thể xảy ra trong thời gian sử dụng để thiết kế sao cho không gian này được thông thoáng và đẹp mắt nhất. Những loại chất liệu nào nên sử dụng cho giếng trời cũng sẽ được các KTS tư vấn cho gai chủ lựa chọn.

Hướng dẫn thiết kế vị trí giếng trời sao cho hợp lý

Thiết kế giếng trời trong phòng khách

Không gian phòng khách của một ngôi nhà cần có sự thông thoáng, sang trọng và tinh tế. Tuy nhiên nếu ngôi nhà của bạn gặp phải tình trạng bí bách không gian thì một khu vực giếng trời được đặt tại phòng khách sẽ là giải pháp tối ưu trong trường hợp này. Một giếng trời có thể biến đổi hoàn toàn diện mạo phòng khách đồng thời tạo thêm chiều sâu và ánh sáng tự nhiên cho không gian. Chúng giúp cho căn phòng thông gió, đặc biệt trong những phòng khách không có cửa sổ. Sau đây sẽ là một số loại phòng khách và ý tưởng thiết kế để nâng cao thẩm mỹ phòng khách của bạn.

  • 1. Giếng trời có cửa sổ trần cố định: Như tên gọi của nó, loại giếng trời này không thể mở cửa để thông gió. Chúng được thiết kế để tránh nước và bụi bẩn bay vào trong nhà nhưng vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên có thể đi vào căn phòng. Giếng trời cố định này chính là một không gian tuyệt vời để mở ra không gian thú vị và tươi sáng cho một phòng khách buồn tẻ và bí bách. Tuy nhiên với loại giếng trời này gia chủ nên có lắp thêm rèm cho các ô cửa sổ để vừa đảm bảo tính riêng tư cũng như giảm thiểu sức nóng vào những ngày hè.
  • 2. Giếng trời thông hơi: Loại giếng trời này về cơ bản sẽ thêm một ô cửa sổ bên trên mái nhà của bạn. Chúng có thể mở theo nhiều cách khác nhau để tạo ra sự thông thoáng cho không gian. Loại giếng trời này thường phù hợp với những không gian quá ẩm ướt và không có cửa sổ.
  • 3. Giếng trời kim tự tháp: Đây là loại giếng trời có hình dáng và cấu trúc tương tự như kim tự tháp với khung bên dưới hình vuông và nhọn dần về phía đỉnh giếng. Loại giếng này có cảm giác sang trọng và tinh tế, phù hợp với những căn phòng phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển.
Thiết kế giếng trời phòng khách
Thiết kế giếng trời phòng khách mang đến nét đẹp sang trọng và ấn tượng

Thiết kế nhà bếp giếng trời

Thiết kế giếng trời nhà bếp đặc biệt cần lưu ý đến yếu tố phong thủy. Gia chủ cần xác định chính xác vị trí đặt giếng trời tại Trung Cung của căn nhà. Bởi lẽ vị trí này rất tốt về phong thủy, thuộc hành Thổ và cân bằng với các hành khác. Giếng trời nên đặt ở các cung tốt như Thiên Mạng hoặc Tài Lộc.

  • Hướng đặt giếng trời trong nhà bếp: Các hướng tốt đặt giếng trời là hướng Đông, hướng Tây và Nam, không nên đặt vào hướng Bắc của căn nhà. Khi đặt trong phòng bếp, gia chủ nên tạo thêm tiểu cảnh, suối nước thuộc hành Thủy, giúp cho Thủy sinh Mộc.
  • Giếng trời trong nhà bếp nên có mái kính che, đảm bảo tránh gió, tránh mưa vào nhà. Hơn hết khi có thêm tiểu cảnh sẽ giúp cho căn bếp thêm đẹp mắt và thu hút hơn.
Thiết kế giếng trời nhà bếp
Vị trí giếng trời trong nhà bếp nên thiết kế ra sao?

Thiết kế phòng tắm giếng trời

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi nhu cầu tận hưởng cuộc sống ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực công việc cũng ngày càng nhiều. Bởi vậy con người ta luôn muốn có một không gian giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi ngay tại ngôi nhà của mình. Trong đó, thiết kế giếng trời trong nhà tắm như những khu nghỉ dưỡng cao cấp đang là một xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn. Sau đây sẽ là kinh nghiệm dành cho bạn khi thiết kế khu vực này.

  • Khi xây giếng trời cần có mái che miệng giếng, đảm bảo không có các vật thể rơi vào nhà và cũng đảm bảo sự riêng tư cho căn nhà.
  • Xác định kích thước của giếng trời sao cho phù hợp với không gian phòng tắm.
  • Tận dụng không gian ở bên trong để treo những chậu cây hoa nhỏ tạo thêm khung cảnh trang trí cho căn nhà.
  • Bố trí hệ thống ánh sáng hợp lý để mọi người thuận tiện sử dụng phòng tắm. Đồng thời sẽ làm nổi bật lên khu vực này, tạo ấn tượng cho ngôi nhà hơn.
  • Phía dưới sàn có thể rải sỏi đá sinh động tạo thêm độ tự nhiên, hài hòa nhưng vẫn vô cùng hợp lý.
  • Lựa chọn vị trí bố trí giếng trời hợp lý, không bị che chắn tầm nhìn. Vị trí của giếng trời phải thuận lợi để cho ánh sáng, gió để tạo sự thông thoáng cho không gian.
Thiết kế giếng trời phòng tắm
Thiết kế giếng trời phòng tắm – mang không gian nghỉ dưỡng resort vào ngôi nhà của bạn

Chi tiết thiết kế giếng trời đẹp

Thiết kế đỉnh giếng

Đỉnh giếng là phần trên cùng của giếng trời, nơi có mái kính và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ). Phía trên đỉnh giếng này, gia chủ có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt để khi ánh nắng mặt trời chiếu, chúng sẽ đổ bóng lên tường rất đẹp. Ngoài ra, vị trí này còn có thể troe thêm đèn hoặc các vật trang trí cũng vô cùng ấn tượng.
Ở khu vực đỉnh giếng này, gia chủ nên sử dụng những loại vật liệu có khả năng điều chỉnh cường độ sáng ánh nắng mặt trời chiếu vào căn nhà. Đó có thể là mái che, lam gỗ, kính cường lực,…để tạo độ sáng vừa phải, làm dịu mát không gian cũng như ngăn cản các vật thể lạ rơi vào trong nhà.

Thiết kế đỉnh giếng trời
Chi tiết thiết kế đỉnh giếng trời

Thiết kế thân giếng

Thân giếng hay còn gọi là diện tường xuyên tường, gia chủ có thẻ xây, ốp trang trí hoặc treo cây cảnh, chậu hoa,…để tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà. Kết hợp với đó là hệ thống chiếu sáng, đèn led theo nhu cầu và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc rằng nếu giếng trời nằm ở vị trí có người thường xuyên qua lại thì bạn nên hạn chế treo những vật trang trí trên diện tường này để tránh gây những nguy hiểm không may xảy ra.

Đáy giếng trời nên thiết kế ra sao?

Phần đáy giếng là phần ở tầng dưới cùng dùng để trang trí tiểu cảnh, bố trí cây xanh hoặc hòn non bộ để kết hợp cùng không gian tiếp khách, phòng ăn hoặc phòng bếp.
Phần đáy giếng này giúp kích thích luồng sinh khí thu được từ giếng trời để mang thêm sức sống vào ngôi nhà của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết kế thêm vườn nhân tạo, bể cá thì cũng đều rất phù hợp.

Thiết kế đáy giếng trời
Thiết kế đáy giếng trời sao cho hợp lý?

Tham khảo thêm nguyên tắc thiết kế giếng trời V-T-P hiệu quả và sáng tạo

Kích thước giếng trời

Kích thước giếng trời là bao nhiêu thì sẽ cần phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà của bạn. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì thông thường giếng trời có kích thước khoảng từ 4-6m2, tổi thiểu sẽ là 450 x 450cm. Đây là một diện tích được xem là phù hợp, không gây ảnh hưởng đến không gian chung của căn nhà. Ngoài ra nó sẽ tạo được thông thoáng, mát mẻ cũng như ánh sáng chan hòa cho ngôi nhà.
Như các bạn cũng biết, giếng trời ảnh hưởng rất lớn đến mức độ ánh sáng và nhiệt độ mà ngôi nhà hứng chịu. Bởi vậy để đảm bảo tối ưu hai yếu tố này nhất thì kích thước giếng trời phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với phòng có nhiều sửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít cửa sổ).
Ví dụ một ngôi nhà có chiều dài từ 10m trở lên thì gia chủ có thể đặt giếng trời có độ rộng từ khoảng 1-2m và còn tùy thuộc vào độ cao của trần nhà để điều chỉnh kích thước sao cho hợp lý. Gia chủ nên nhớ rằng trần nhà càng cao thì kích thước giếng trời có thể càng rộng.

Nguyên tắc thiết kế diện tích giếng trời
Nguyên tắc thiết kế diện tích giếng trời mà bạn cần biết

5 lỗi khi thiết kế giếng trời thường gặp và cách khắc phục

1. Giếng trời bị vang vọng tiếng ồn lớn

  • Nguyên nhân: Do tường giếng trời phẳng nhẵn làm khuếch đại âm thanh toàn bộ ngôi nhà.
  • Cách khắc phục: Như các bạn cũng biết, giếng trời là một cái ống lớn xuyên suốt toàn bộ ngôi nhà. Bởi vậy mà âm thanh truyền trong giếng cũng rất vang và rõ. Như vậy nếu bạn đứng gần giếng và nói chuyện thì người ở tầng trên sẽ đều nghe thấy. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ riêng tư của các thành viên trong gia đình. Để giảm thiểu tình trạng này, gia chủ nên làm các mặt tưởng trong giếng trời có độ gồ ghề nhất định. Các mảng nhám như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên hoặc gạch thẻ, gạch tần để cản trở âm thanh cũng đểu rất tốt nhé.

2. Khoảng cách an toàn của giếng trời không đảm bảo

  • Nguyên nhân: Hệ thống lan can thấp và khe hở rộng
  • Cách khắc phục: các khu thông tầng thường có khoảng không gian sâu hun hút. Vì vậy gia chủ cần làm phần ngăn vách với giếng trời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo như sự tư vấn của kiến trúc sư. Nếu sử dụng lan can thì chủ nhà cần lưu ý về chiều cao và khoảng cách khe hở. Đặc biệt với những gia đình có trẻ con thì cần thiết kế chiều cao của lan can đủ cao để chúng không thể trèo qua phần ngăn cách này.

3. Ánh sáng quá chói và dị vật bị rơi vào trong nhà

  • Nguyên nhân: mái che giếng trời quá mỏng
  • Cách khắc phục: Khi lựa chọn vật liệu cho phần mái che, gia chủ cần xem xét kỹ lưỡng loại chất liệu sử dụng để không gây ảnh hưởng đến đồ đạc bên trong nhà. Bởi lẽ ánh sáng mặt trời có thể gây nên biến đổi về màu sắc, độ bền của một số món đồ nội thất như đồ gỗ, lớp sơn, đồ kim loại,…
    Bởi vậy bạn nên thiết kế thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng trong nhà. Hơn hơn nó cũng có tác dụng chống các dị vật như bụi bẩn, sỏi đá bị gió cuốn vào trong nhà.

4. Giếng trời bị ngập úng khi trời mưa

  • Nguyên nhân: Không có hệ thống thoát nước hoặc hệ thống này hoạt động kém
  • Cách khắc phục: Gia chủ cần kiểm tra lại hệ thống thoát nước của giếng trời. Phần sàn phải đủ rộng và khu vực xung quanh có che chắn để nước mưa không ảnh hưởng đến những khu vực sinh hoạt xung quanh của ngôi nhà. Nếu phần thiết kế giếng trời nhà bạn chưa có hệ thống thoát nước thì có 2 phương án để xử lý. Thứ nhất bạn cần thiết kế, xây dựng ngay hệ thống thoát nước nếu muốn tận dụng nước mưa cho hệ thống cây xanh bên dưới, tạo khung cảnh tự nhiên chan hòa. Thứ hai bạn bịt kín phần đỉnh giếng bằng các chất liệu như nhựa trong suốt, kính,…để không cho nước mưa đi vào trong nhà.

5. Giếng trời tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm

  • Nguyên nhân: Do hệ thống đèn chùm, cây xanh treo lơ lửng trên phần thân giếng
  • Cách khắc phục: Nhiều gia chủ thường muốn treo các chiếc đèn chùm, chậu cây xanh,…để trang trí cho phần thân giếng. Tuy nhiên bạn cần xem xét trong những trường hợp giếng trời nằm ở vị trí thường xuyên có người đi lại hoặc gia đình có trẻ nhỏ. Bởi lẽ nó sẽ gây cảm giác bất an, có những vật treo lủng lẳng trên đầu. Trong những trường hợp này, phần nội thất trang trí cho giếng trời có thể được đặt ở đáy giếng cho phù hợp nhất các bạn nhé.

Tham khảo Phong thủy giếng trời và những điều bạn cần biết

Kết luận

Trên đây là những lưu ý khi thiết kế giếng trời mà bạn cần biết. Nếu bạn cũng đang có ý định xây dựng giếng trời cho ngôi nhà của mình thì đừng nên bỏ qua những thông tin trên nhé. Chúng tôi mong rằng với bài viết trên, bạn sẽ thêm những ý tưởng thiết kế khu vực này thật đẹp mắt và tiện nghi. Nếu các bạn có bất kỳ phản hồi hoặc thắc mắc nào về các thông tin trên thì xin vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất nhé.
Kinh nghiệm thiết kế nội thấtthiết kế nội thất biệt thự➖thi công nội thất phòng trẻ em➖➖➖➖➖thi công nội thất phòng trẻ em➖
  • Nội thất TH Home với tiêu chí:
  • Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
  • Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
  • Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
  • Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm
  • Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Tham khảo nhiều mẫu thiết kế và sản phẩm tại địa chỉ: https://thhome.vn

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất hoặc dịch vụ thi công nội thất trọn gói xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage:TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *