Veneer là gì chắc hẳn là điều những ai đang trong quá trình thiết kế nội thất luôn quan tâm, tìm hiểu. Nó được ứng dụng rất nhiều trong không gian nội thất hiện nay và trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Bởi vẻ đẹp hiện đại, màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch không thua kém gì gỗ tự nhiên nhưng chi phí lại rẻ hơn rất nhiều. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại lớp phủ này, hãy cùng TH Home khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Veneer là gì? Thế nào là gỗ veneer?
Khái niệm tấm veneer là gì?
Veneer dịch từ tiếng Anh gọi là ván lạng. Nó dùng để chỉ lớp gỗ siêu mỏng được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên. Các tấm veneer thường có độ dày không quá lớn, trung bình từ 0.6mm – dưới 3mm. Về chiều dài và chiều rộng của lớp phủ này phụ thuộc vào đường kính và chiều dài của cây gỗ gốc. Thực tế từ một thân cây gỗ tự nhiên có thể lạng mỏng ra rất nhiều veneer, tùy vào độ hao hụt. Ví dụ cây gỗ dày 300mm và dài 2500mm, rộng 200mm thì sẽ lạng được khoảng 1500 – 3000m2 tấm veneer.
Các loại gỗ thịt phổ biến thường được dùng làm veneer như gỗ óc chó, sồi, xoan đào, tần bì, thông, dẻ gai,…Các loại gỗ trên đều nổi bật với vẻ thẩm mỹ sang trọng, tinh tế cùng đường vân độc đáo. Do đó bảng màu veneer cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào màu sắc và vân loại gỗ đem xẻ. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, tấm veneer được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như nội thất (nhà cửa, xe hơi,…), nhạc cụ âm nhạc (guitar, violin,…).
Gỗ veneer – giải pháp tiết kiệm chi phí
Giờ chúng ta đã biết veneer là gì. Vậy khái niệm veneer và gỗ veneer có phải là một hay không? Câu trả lời ở đây là không. Cần phải phân biệt rõ, veneer là lớp phủ được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên. Sau khi lạng được, đem lớp phủ đó đi dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp. Ví dụ như gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ ván dán, gỗ ván dán,…để làm ra các sản phẩm nội thất. Do đó gỗ veneer có cấu tạo gồm 2 lớp: Cốt gỗ công nghiệp + Lớp phủ veneer. Nếu chỉ nhìn qua, nhiều người có thể nhầm gỗ veneer với gỗ tự nhiên bởi bề mặt của chúng không khác gì nhau.
Gỗ veneer ra đời được coi là một giải pháp tiết kiệm chi phí, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình. Nếu làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên thì giá thành sẽ rất cao. Đồng thời còn tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng, nhiều loài gỗ quý ngày càng cạn kiệt. Gỗ veneer với chi phí hợp lý do cốt gỗ bên trong là công nghiệp. Và giúp nâng cao vẻ thẩm mỹ của món đồ nội thất trong gia đình. Một vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và thanh lịch chẳng kém gì gỗ tự nhiên!
Quy trình sản xuất veneer và gỗ veneer
Quy trình sản xuất veneer
Để sản xuất ra veneer, công đoạn chuẩn bị là rất quan trọng. Cây gỗ được dùng để lạng veneer cần được chọn lọc từ những cây tốt, không bị sâu bệnh. Sau đó phải chặt loại bỏ cành, vỏ cây,…để quá trình sản xuất dễ hơn. Các bước sản xuất veneer như sau:
Bước 1:
Cây gỗ tự nhiên đem đi hấp hoặc luộc, sau đó đem đi ngâm, tẩm. Việc này là để gỗ mềm hơn, bớt nhựa cây và tăng độ bền. Công đoạn gia công và sử dụng cũng sẽ tiện lợi hơn.
Bước 2:
Sử dụng các loại máy chuyên dụng để lạng mỏng gỗ. Chúng thường có các lưỡi máy tiêu chuẩn dày 3mm. Những loại máy này giúp đảm bảo tấm veneer ra đời giữ được vẻ đẹp, vân gỗ, màu sắc và tính chất như cây gỗ gốc. Nó cũng không dễ bị rách và dễ dàng thi công. Có 5 cách để lạng veneer. Mỗi cách sẽ cho ra tấm veneer với những hình dáng vân khác nhau. Cụ thể như sau:
Bước 3:
Sau khi lạng được những tấm veneer như ý, người ta sẽ xếp chồng lên nhau. Sau đó cho vào máy sấy công nghiệp để sấy. Công đoạn này là để tấm phủ không bị cong vênh, giòn dễ gãy làm giảm chất lượng. Nó tốt hơn là phơi nắng như cách làm thủ công. Nếu veneer được làm khô đúng cách, nó sẽ không bị nứt cũng như không bị thôi. Khả năng gia công của nó là tốt nhất. Tỷ lệ độ ẩm thích hợp là 8-12%.
Quy trình sản xuất gỗ veneer
Các bước để sản xuất ra gỗ veneer như sau:
Bước 1:
Sau khi veneer được sấy khô thì sẽ đem đi cắt thẳng đầu và mép. Tiếp đó người ta sẽ phủ keo chuyên dụng lên các bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, gỗ HDF, ván dăm,…Loại keo được dùng phổ biến là UF. Hợp chất NH4CL trong keo với ưu điểm không độc hại, khả năng kết dính tốt, không thấm nước. Sau đó dán tấm veneer lên phần bề mặt đã phủ keo này.
Bước 2:
Sau công đoạn dán, cần tiến hành nối từng đoạn không dính liền giữa các tấm veneer với nhau. Vì tấm veneer có quy cách chuẩn trên thị trường là 1200x2400mm. Trong khi độ rộng của veneer là theo đường kính của cây gỗ xẻ ra. Do đó để đạt được độ rộng 1200mm, nếu tấm veneer có chiều rộng 400mm thì cần nối ít nhất 3 tấm lại.
Bước 3:
Tiếp theo, các tấm gỗ veneer này sẽ được đưa vào máy ép nhiệt 2 lớp này sẽ được ép vào nhau trong khoảng 5 phút ở mức 60 độ C. Cũng tùy loại gỗ mà người ta thực hiện ép bằng máy ép nguội.
Bước 4:
Khi lớp veneer đã được nằm cố định nằm trên phần cốt gỗ. Người ta sẽ dùng máy chà nhám để xử lý bề mặt, đánh bóng cho tinh phẳng và nhẵn mịn. Công đoạn này sẽ giúp gỗ veneer đạt độ thẩm mỹ cao.
Bước 5:
Kiểm tra lại sản phẩm, đem đi lưu kho hoặc mang phân phối.
Ưu, nhược điểm của gỗ veneer
Có thể nói gỗ veneer là sự kết hợp tuyệt vời, mang những ưu điểm nổi bật của hai dòng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm trong quá trình sử dụng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng của tấm phủ veneer
Hiện nay tại nhiều nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, việc ứng dụng veneer và gỗ veneer trong lĩnh vực nội thất không còn xa lạ. Là sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên loại gỗ này chinh phục nhiều người bởi các tính năng vượt trội hơn gỗ công nghiệp thông thường. Một số sản phẩm nội thất được làm từ gỗ veneer có thể kể đến như:
- Nội thất dân dụng như tủ bếp, sàn, tủ quần áo, giường ngủ,…
- Nội thất văn phòng như bàn làm việc, tủ văn phòng, vách ngăn,…
- Nội thất xe hơi ốp veneer
- Nhạc cụ âm nhạc ốp veneer
- Các vật dụng trang trí, làm quà tặng, đồ lưu niệm,…
Có mấy loại veneer và gỗ veneer?
Sau khi đã biết veneer là gì, nhiều người sẽ quan tâm tới các chủng loại veneer và gỗ veneer để có phương án lựa chọn thích hợp cho nội thất gia đình. Như đã nói bên trên, veneer được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên. Do đó có thể phân loại veneer theo chất liệu gỗ gốc được sử dụng. Các loại veneer phổ biến và được nhiều gia đình ưa chuộng như veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào, veneer tần bì, veneer dẻ gai,…Về phần gỗ veneer cũng tương tự như vậy, không có sự phân loại cụ thể. Bản thân các cây gỗ gốc kể trên đã sở hữu vẻ đẹp vô cùng sang trọng, chất lượng cùng những đường vân độc đáo. Từ đó tạo cho gỗ veneer thành phẩm vẻ ngoài vô cùng bắt mắt.
Đối với gỗ veneer thường không có sự phân loại cụ thể, nhưng với veneer thì người ta phân loại theo chất liệu gỗ được sử dụng để lạng mỏng. Các loại veneer phổ biến trên thị trường đó là … Trong đó, óc chó, sồi và xoan đào là phổ biến và được nhiều người ưa dùng nhất.
Ở đây, một thứ chúng ta cần quan tâm nữa đó là cốt gỗ bên trong – nhân tố quyết định đến độ bền, độ thẩm thấu nước của sản phẩm nội thất. Chính vì vậy khi đi mua những sản phẩm từ veneer, bạn nên hỏi nhà cung cấp kỹ lưỡng xem veneer được làm trên nền ván nào. Hiện nay, veneer có thể kết hợp với các cốt gỗ như sau:
- Ván MDF hoặc HDF. Đây là 2 dòng ván gỗ có nguồn gốc 100% công nghiệp. Chúng rất đa năng, được lựa chọn nhiều nhất để làm cốt dán veneer cũng như các lớp phủ khác như laminate hay acrylic. MDF và HDF có nguồn cung khá dồi dào, sở hữu khả năng bắt vít và độ bền tuyệt vời. Do thời gian thi công nhanh cùng giá thành rẻ nên chúng được sử dụng nhiều làm đồ nội thất trong nhà như kệ tivi, giường, tủ quần áo,…
- Gỗ ghép. Gỗ ghép (còn gọi là plywood) thuộc dòng ván gỗ cao cấp hơn so với MDF và HDF. Đây là những mảnh vụn của gõ tự nhiên trong quá trình luộc, sấy, bả bột,…khi gia công thành tấm gỗ kích thước chuẩn. Nó có thể được ghép theo dạng chồng lên nhau hoặc ghép theo cạnh ngang để mang lại sự vững chắc nhất. Chất lượng gỗ ghép phủ veneer khá cao, chỉ xếp sau gỗ tự nhiên. Do đó giá thành của nó cũng đắt hơn.
Gỗ veneer khác gì so với gỗ tự nhiên và gỗ melamine
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, 95% người bình thường không thể phân biệt giữa gỗ veneer và gỗ tự nhiên hay với gỗ melamine. Sự nhầm lẫn này đôi khi có thể khiến bạn mất thêm 1 khoản chi phí nếu gặp phải người bán không có tâm. Sau đây TH Home xin tổng hợp một số điểm giống và khác nhau giữa gỗ veneer và 2 loại gỗ trên để giúp bạn tránh mất tiền oan:
Gỗ veneer và gỗ tự nhiên
Tiêu chí |
Gỗ veneer |
Gỗ tự nhiên |
Cấu tạo, đặc tính |
|
|
Đặc tính |
|
|
Vân gỗ |
|
|
Gỗ veneer và gỗ melamine
Gỗ veneer và gỗ melamine (gỗ MFC) có điểm chung cốt gỗ đều là gỗ công nghiệp. Chúng cần trải qua sự gia công chế biến để cho ra sản phẩm nội thất cuối cùng. Với giá thành rẻ, chất lượng cốt gỗ cũng ngày càng được cải tiến nên 2 dòng gỗ trên được nhiều gia chủ lựa chọn cho nội thất gia đình. Giữa gỗ veneer và gỗ melamine cũng có sự khác nhau cơ bản. Cụ thể như sau:
Tiêu chí |
Gỗ veneer |
Gỗ melamine |
Bề mặt phủ, cốt gỗ |
|
|
Chất lượng |
|
|
Tính thẩm mỹ |
|
|
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc veneer là gì và tính ứng dụng của nó. Có thể nói veneer ra đời là một giải pháp tác động tích cực đến môi trường. Đồng thời vẫn mang đến vẻ đẹp cùng chất lượng nổi bật, giá thành phải chăng cho những gia đình yêu thích nội thất gỗ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn nhận thêm tư vấn về thiết kế gỗ veneer, xin vui lòng liên hệ với TH Home theo những thông tin bên dưới nhé.
- Nội thất TH Home với tiêu chí:
- Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
- Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
- Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm
- Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp
Tham khảo nhiều mẫu thiết kế và sản phẩm tại địa chỉ: https://thhome.vn
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất hoặc dịch vụ thi công nội thất trọn gói xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn
HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————
Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage:TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất.
Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT
Xin chân thành cảm ơn!