Cúng động thổ xây nhà gồm những gì? Cách cúng, nghi thức

Lễ cúng động thổ là lễ nghi không thể thiếu trước khi bắt đầu xây nhà. Lễ nghi này giúp việc xây nhà diễn ra thuận lợi hơn. Vậy mâm cúng động thổ xây nhà gồm những gì? Cùng TH Home tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về lễ cúng động thổ trong bài viết sau đây. 

Những điều cần biết về lễ cúng động thổ xây nhà

Lễ cúng động thổ là một phong tục lâu đời. Nó được truyền lại qua nhiều thế hệ và trở thành nghi thức bắt buộc trước khi xây hoặc sửa nhà. Lễ nghi này được thực hiện để xin các vị thần, thổ công cầu cho việc xây nhà diễn ra thuận lợi. 

Nguồn gốc lễ động thổ

Lễ cúng động thổ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Lễ nghi này phát triển rộng rãi vào thời trị vì của vua Vũ Hán Đế. Lễ cúng động thổ được người dân Trung Hoa thực hiện với mục đích cúng thổ thần đất đai trước khi tiến hành khai hoang đất đai. 

Do chịu ách đô hộ hơn nghìn năm của phương Bắc, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Hoa. Trong đó, nghi lễ cúng động thổ cũng dần du nhập vào Việt Nam và trở thành phong tục tập quán lâu đời. 

Ngày nay, việc cúng động thổ đã trở thành nghi thức không thể thiếu trước khi xây nhà của người Việt. Gia chủ thường đặt một chiếc bàn ở nơi tiến hành thi công với mâm lễ vật. Mục đích của lễ cúng này là xin phép thổ thần đất đai cho phép xây dựng. 

nguồn gốc ý nghĩa lễ cúng động thổ
Lễ cúng động thổ có nguồn gốc từ Trung Hoa với ý nghĩa trình báo, xin phép Thổ Địa việc xây nhà

Lễ cúng động thổ có ý nghĩa gì?

Lễ cúng động thổ mang ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Một số lý do mà gia chủ cần thực hiện lễ nghi này đó là:

  • Đất đai thuộc sự cai quản của thổ thần bổn địa. Lễ cúng động thổ được thực hiện để xin phép các vị thần khi thực hiện những công việc liên quan đến đất đai. 
  • Lễ động thổ là lễ cầu xin các vị thần phù hộ độ trì để việc xây dựng trở nên thuận lợi, không bị các thế lực hắc ám quấy phá. 
  • Lễ cúng động thổ cũng thể hiện sự tôn kính và cầu mong các vong linh có thể vui vẻ chấp nhận cho gia chủ thực hiện công việc xây dựng
  • Nếu không tiến hành cúng để xin phép thì các vong linh sẽ rất tức giận và quấy phá không cho việc xây dựng hoàn thành như ý muốn của gia chủ. 

Cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Để thể hiện sự thành tâm đối với các vị thần, thổ thần cai quản đất đai, gia chủ nên chuẩn bị một mâm cúng động thổ với đầy đủ lễ vật. 

Lễ mặn cúng động thổ xây nhà

Mâm lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì nếu cúng bằng lễ mặn. Các món đồ cúng động thổ bằng lễ mặn bao gồm:

  • 1 miếng thịt lợn luộc, thường là thịt vai hoặc thịt ba chỉ
  • 1 con gà trống luộc, thường là gà trống tơ, có mào đẹp
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chúng
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh
  • 3 quả trứng gà luộc
  • 5 loại quả khác nhau được xếp ngay ngắn trên đĩa
  • 5 cái oản đỏ
  • 9 bông hoa hồng đỏ
  • 5 lễ tiền vàng
  • 2 cây đèn cầy
  • Trà, rượu, nước
  • Gạo, muối, bao thuốc lá

Lễ chay cúng động thổ xây nhà

Cúng động thổ xây nhà gồm những gì nếu chuẩn bị bạn chuẩn bị mâm lễ vật chay. Cụ thể mâm lễ cúng chay được chuẩn bị gồm những lễ vật sau:

  • 1 nải chuối bởi chuối tượng trưng cho hành Mộc
  • 1 quả bưởi vì bưởi tượng trưng cho hành Kim
  • 3 hoặc 5 quả hồng đỏ hoặc loại quả có màu đỏ vì chúng tượng trưng cho hành Hỏa. 
  • 3 hoặc 5 quả mận tím, hồng xiêm hoặc các loại quả có màu tím vì màu tím tượng trưng cho hành Thổ. 
chuẩn bị lễ vật cúng động thổ
Chuẩn bị đầy đủ lễ vật trong mâm lễ cúng động thổ

Các bước cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Sau khi tìm hiểu mâm cúng động thổ xây nhà gồm những gì, gia chủ sẽ tiến hành các bước chuẩn bị cho lễ cúng. Cụ thể các bước như sau:

Chọn ngày lành tháng tốt để cúng động thổ

Ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cúng động thổ xây nhà cũng rất quan trọng. Nếu ngày không hợp tuổi của chủ nhà hay phạm phải vận hạn, gia chủ không nên có ý định cúng và khởi công. 

Tuy nhiên một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành khởi công, gia chủ sẽ phải đi mượn tuổi. Tuổi được mượn thường là tuổi đẹp và không phạm phải vận hạn. Khi đó, gia chủ có thể tiến hành lễ cúng động thổ và khởi động xây dựng. Ngoài ra, ngày cúng động thổ cũng nên tránh những ngày xấu như: ngày Hắc Đạo, ngày Sát Chủ, ngày Trùng Tang, ngày Trùng phục,…

  • Cần tránh các ngày Nguyệt Kỵ: Rơi vào ngày mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
  • Tránh các ngày Tam Nương: Bao gồm các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng
  • Tránh các ngày sát chủ

>>>Xem thêm: [Cập nhật mới nhất] Ngày sát chủ năm 2023 ngày nào? Cách hóa giải

chọn ngày lành tháng tốt
Chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ cúng động thổ

Sắm lễ vật cúng động thổ

Sau khi xem ngày giờ, gia chủ cần chuẩn bị đủ mâm lễ vật cúng động thổ. Gia chủ có thể tham khảo lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì để chuẩn bị vật phẩm phù hợp. 

Có nhiều cách cúng động thổ xây nhà khác nhau tùy theo tuổi, số mạng hay phong thủy của gia chủ. Do đó, lễ vật cúng động thổ cũng có sự thay đổi. Gia chủ có thể chuẩn bị lễ mặn, lễ chay hoặc cúng động thổ bằng hoa quả tùy theo phong tục của từng nơi. 

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây dựng

Cách cúng động thổ xây dựng đối với chủ gia đình như sau

  • Bày biện mâm lễ cúng động thổ xây nhà lên một chiếc bàn nhỏ, đặt ở giữa khu đất, nên chọn chỗ đất đẹp và cao ráo
  • Đốt hai cây đèn. Thắp 7 cây nhang nếu chủ gia đình là nam gồm 3 cây trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 cây. Nếu chủ gia đình là nữ, thắp 9 cây nhang, 3 cây trên mâm, 3 cây dưới đất và cầm 3 cầm. 
  • Gia chủ thắp đèn nhang và vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ, đọc văn khấn lễ động thổ. 
  • Đợi khi hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng và đồ hàng mã. 
  • Rải muối gạo và tự tay cuộc những nhát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên tại chỗ đào móng để trình báo về việc xây nhà với thần Thổ Địa và xin phép được động thổ. 
  • Cất 3 hũ muối, gạo, nước để dùng khi nhập trạch.

>>>Xem thêm: Những tuổi phạm Thái Tuế năm 2023 là tuổi nào? Cách giải hạn

Cách cúng động thổ xây dựng đối với đơn vị thi công

Sau khi gia chủ cúng động thổ xong, đơn vị thi công sẽ thắp nhang cúng để trình báo về việc xây dựng. Ngoài việc khấn thần Đất, Thổ Địa, người chủ đội thợ xây dựng cần phải khấn thêm tổ Lỗ Ban – ông tổ nghề xây dựng. 

cách cúng lễ động thổ
Gia chủ là người thực hiện lễ động thổ sau đó đặt những viên gạch hay cuốc nhát đất đầu tiên

Cách cúng khởi công xây nhà đối người đã mượn tuổi làm nhà

Với gia chủ mượn tuổi làm nhà thì cũng cần chuẩn bị những bước thực hiện tương tự lễ động thổ như trên. Tuy nhiên trước đó cần làm những giấy tờ về bán tượng trưng của khu đất đó cho người mượn tuổi là lấy 100.000 đòng có làm giấy tờ.
Lưu ý khi cúng động thổ, chủ nhà nên lánh khỏi nơi xây dựng khoảng cách từ 50m trở lên. Sau khi đã hoàn thành thì mới được trở về.
Nếu xây dựng nhà cao tầng thì đổ mái lên tầng vẫn cần mượn người đó để làm lễ. Cả khi nhập trạch thì người mượn tuổi cũng cần làm mọi thủ tục để bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này, chủ nhà cần làm giấy tờ để mua lại với giá 100.000 VNĐ, làm lễ theo phần nhập trạch.

>>>Tham khảo thêm: Ý nghĩa các loại sao chiếu mệnh? Tuổi gặp sao chiếu mệnh 2023?

Lưu ý khi cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Lễ cúng động thổ xây nhà là một lễ nghi quan trọng nên cần thực hiện một cách chính xác. Khi chuẩn bị lễ cúng động thổ, gia chủ cần lưu ý một số điều sau:

  • Về trang phục, hình thức: những ai tham gia lễ cúng yêu cầu phải chỉnh tề, đoan trang, không mặc váy ngắn, áo cộc hay ăn mặc hở hang khi cúng 
  • Về chọn ngày giờ phù hợp: nên đi tìm các thầy uy tín trong lĩnh vực này để xem giờ, ngày tháng tốt để tiến hành lễ cúng động thổ. 
  • Về cách cúng: vái bốn phương, tám hướng khi thắp hương, khi vái hướng về mâm lễ để đọc bài cúng, khấn thành tâm, đọc lời văn khấn rõ ràng.

>>>Xem thêm: [Giải đáp] Ong làm tổ ở ban công là tốt hay xấu theo phong thủy?

Một số câu hỏi thường gặp về lễ động thổ xây nhà

1. 5 loại trái cây cúng xây nhà gồm những gì?

  • Chuối: đại diện cho hành Mộc, đem lại sự vững chắc, ổn định
  • Hồng đỏ: Đại diện cho hành Hỏa, mang đến may mắn trong công việc.
  • Bưởi: Đại diện cho hành Kim mang đến tài lộc, tiền tài
  • Mận tím, hồng xiêm hoặc các loại quả có màu đậm: Đại diện cho hành Thổ, mang đến sự sinh sôi, phát triển
  • Quả lê: Đại diện cho hành Thủy, mang đến sự hanh thông, thuận lợi.

2. Bộ Tam sên cúng xây nhà là gì?

Bộ Tam sên là một nét đặc trưng trong văn hóa người Nam Bộ, gồm 3 sinh vật sống trên mặt đất đại diện cho hành Thổ, loài sống dưới nước đại diện cho hành Thủy, loài sống trên trời đại diện cho Thiên.
Bộ Tam sên với ý nghĩa cầu bình an, may mắn và tài lộc. Bộ Tam sên thường bao gồm 1 miếng thịt luộc, 3 con tôm và 1 quả trứng luộc.

Kết luận

Trên đây là những giải đáp liên quan đến thắc mắc cúng động thổ xây nhà gồm những gì? Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng động thổ trước khi xây nhà. Từ đó có thể trình báo, xin phép các vị thần linh để công việc xây dựng diễn ra thuận lợi nhất. 

>>>Xem thêm các bài liên quan:

———————————————

Nội thất TH Home với tiêu chí:
Luôn luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng
Sáng tạo, tiện dụng, tinh tế và thẩm mỹ
Thi công chuyên nghiệp, thiết kế theo phong thuỷ
Bảo hành sản phẩm 2 năm, hỗ trợ bảo trì trọn đời sản phẩm.
Cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp

Nếu bạn có nhu cầu, cần tư vấn về dịch vụ thiết kế nội thất  thi công nội thất xin vui lòng liên hệ với TH HOME theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XANH TH HOME VIỆT NAM!
HOTLINE: 0962.511.511 – Email: info@thhome.vn

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SHOWROOM CỦA TH HOME TRÊN TOÀN QUỐC:
+ Showroom 1 : 19C Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
+ Showroom 2 : 85 Đường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – Hải Phòng
+ Showroom 3 : 214 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quận Bình Thạnh – Hồ Chí Minh
———————————————

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0962.511.511 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: TH HOME – Thiết Kế Nội Thất – Thi Công Nội Thất

Theo dõi để xem nhiều video chia sẻ kinh nghiệm bổ ích và review thực tế các căn hộ cao cấp tại Việt Nam trên kênh Youtube của chúng tôi: TH HOME THIẾT KẾ – THI CÔNG NỘI THẤT

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *